Thay \(x = {x_0}\) vào \(P\left( x \right)\) nếu \(P\left( {{x_0}} \right) = 0\) thì \(x = {x_0}\) là nghiệm của \(P\left( x \right)\). Vận dụng kiến thức giải Giải Bài 6 trang 33 sách bài tập toán 7 – CTST – Bài tập cuối chương 7. Cho đa thức \(P\left( x \right) = {x^3} + 64\). Tìm nghiệm của đa thức trong tập hợp \(\left\{ {0;4;…
Đề bài/câu hỏi:
Cho đa thức \(P\left( x \right) = {x^3} + 64\). Tìm nghiệm của đa thức trong tập hợp \(\left\{ {0;4; – 4} \right\}\)
Hướng dẫn:
Thay \(x = {x_0}\) vào \(P\left( x \right)\) nếu \(P\left( {{x_0}} \right) = 0\) thì \(x = {x_0}\) là nghiệm của \(P\left( x \right)\).
Lời giải:
Với \(x = 0\) ta có \(P\left( 0 \right) = {0^3} + 64 = 64 \ne 0\), suy ra \(0\) không là nghiệm của \(P\left( x \right)\).
Với \(x = 4\) ta có \(P\left( 4 \right) = {4^3} + 64 = 128 \ne 0\), suy ra \(4\) không là nghiệm của \(P\left( x \right)\).
Với \(x = – 4\) ta có \(P\left( { – 4} \right) = {\left( { – 4} \right)^3} + 64 = 0\), suy ra \( – 4\) là nghiệm của \(P\left( x \right)\).
Vậy \( – 4\) là nghiệm của \(P\left( x \right)\).