Ta cần tính thể tích thực bên trong của bể, khi đó ta cần tính chiều dài, rộng, cao trong lòng bể. Hướng dẫn giải Giải Bài 3 trang 57 sách bài tập toán 7 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật – hình lập phương. Một cái bể có kích thước như Hình 6….
Đề bài/câu hỏi:
Một cái bể có kích thước như Hình 6. Bề dày bể cả bốn phía và đáy là \(\dfrac{1}{4}\) inch.
Tính thể tích của bể.
Hướng dẫn:
Ta cần tính thể tích thực bên trong của bể, khi đó ta cần tính chiều dài, rộng, cao trong lòng bể.
Lời giải:
Chiều rộng của lòng bể (không kể phần thành bể) là: \(6 – \dfrac{1}{4} – \dfrac{1}{4} = \dfrac{{11}}{2}\)(in).
Chiều dài của lòng bể (không kể phần thành bể) là: \(12 – \dfrac{1}{4} – \dfrac{1}{4} = \dfrac{{23}}{2}\) (in).
Chiều cao của lòng bể (không kể phần thành bể) là: \(8 – \dfrac{1}{4} = \dfrac{{31}}{4}\) (in). (do bể không có nắp nên chiều cao lòng bể = chiều cao bể – bề dày của phần đáy bể).
Thể tích của bể là: V = \(\dfrac{{11}}{2}.\dfrac{{23}}{2}.\dfrac{{31}}{4} = \dfrac{{7843}}{{16}} = 490,1875\) (in3).