Nắm rõ khái niệm đơn thức một biến, đa thức một biến để xác định. Vận dụng kiến thức giải Giải Bài 1 trang 27 sách bài tập toán 7 – Chân trời sáng tạo – Bài 2. Đa thức một biến. Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đa thức một biến: \(A = – 4\);…
Đề bài/câu hỏi:
Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đa thức một biến:
\(A = – 4\); \(B = 2t + 9\); \(C = \frac{{3x – 4}}{{2x + 1}}\); \(N = \frac{{1 – 2y}}{3}\); \(M = 4 + 7y – 2{y^3}\)
Hướng dẫn:
Nắm rõ khái niệm đơn thức một biến, đa thức một biến để xác định.
Đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và biến đó.
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức cùng một biến.
Lời giải:
Ta có \(N = \frac{{1 – 2y}}{3} = \frac{1}{3} – \frac{2}{3}y\).
Do đó các đa thức một biến là:
\(A = – 4\); \(B = 2t + 9\); \(N = \frac{{1 – 2y}}{3}\); \(M = 4 + 7y – 2{y^3}\)