Trả lời Đề 5 Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 Toán 7 kết nối tri thức – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
Câu 1: Nếu \(\sqrt x = 3\)thì \({x^2}\) bằng bao nhiêu?
A. \(3\) B. \(6\) C. \(9\) D. \(81\)
Câu 2: Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{4}{{ – 5}}\)?
A. \(\dfrac{{12}}{{20}}\) B. \(\dfrac{{ – 12}}{{20}}\) C. \(\dfrac{{ – 24}}{{ – 30}}\) D. \(\dfrac{{ – 24}}{{30}}\)
Câu 3: Làm tròn số -2,13513 đến chữ số thập phân thứ hai có kết quả là:
A. \( – 2,13\) B. \( – 2,14\) C. \( – 2,1\) D. \(2,14\)
Câu 4: Tam giác ABC có \(\widehat A = 60^\circ ;\widehat B = 55^\circ \). Tính số đo góc ngoài tại đỉnh C của tam giác.
A. \(75^\circ \) B. \(115^\circ \) C. \(125^\circ \) D. \(85^\circ \)
Câu 5: Cho tam giác ABC và tam giác MNP có BC = PN, \(\widehat P = \widehat C\). Cần thêm một điều kiện nào nữa trong các điều kiện sau để \(\Delta ABC = \Delta MNP\) theo trường hợp góc – cạnh – góc ?
A.\(BA = NP\) B.\(\widehat B = \widehat N\) C. \(\widehat M = \widehat A\) D. \(AC = MN\)
Câu 6: Một tam giác cân có góc ở đáy bằng \({52^0}\) thì số đo góc ở đỉnh là:
A.\({52^0}\) B. \({76^0}\) C. \({72^0}\) D. \({90^0}\)
Câu 7: Cho hình vẽ, biết \(AE\,//\,BD,\,\angle ABD = {90^o},\,\angle AED = {55^o}.\) Số đo góc \(\angle BAE\) và \(\angle BDE\) lần lượt là:
A. \({90^o},\,{55^o}\) B. \({90^o},\,{125^o}\) C. \({55^o},\,{90^o}\) D. \({35^o},\,{55^o}\)
Câu 8: Kết quả của phép tính \(B = \left( { – \dfrac{3}{9}} \right).\dfrac{3}{{11}} – \dfrac{6}{9}.\dfrac{3}{{11}}\) là:
A. \(\dfrac{{ – 1}}{{11}}\). B. \(\dfrac{{ – 3}}{{11}}\). C. \(\dfrac{{ – 5}}{{11}}\). D. \(\dfrac{{ – 7}}{{11}}\).
Câu 9: Tìm \(x\) biết \(\dfrac{{12}}{{40}} – 2x = 0,\left( 1 \right) + {\left[ {1,\left( {24} \right)} \right]^0}\):
A. \(x = \dfrac{{ – 73}}{{180}}\). B. \(x = \dfrac{{ – 73}}{{90}}\). C. \(x = 0,4\). D. \(x = – 0,7\).
Câu 10: Cho biểu đồ đoạn thẳng. Em hãy cho biết nhu cầu bán máy tính để bàn, máy tính xách tay tăng hay giảm trong 6 tháng?
A. Máy tính để bàn tăng, máy tính xách tay tăng B. Máy tính để bàn tăng, máy tính xách tay giảm
C. Máy tính để bàn giảm, máy tính xách tay tăng D. Máy tính để bàn giảm, máy tính xách tay giảm
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Bài 1: (1,5 điểm)
Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) \(1\dfrac{3}{4}.\dfrac{{ – 16}}{7}\)
b) \(12:\dfrac{{ – 6}}{5} + \dfrac{1}{5}\)
c) \(\dfrac{2}{{{3^2}}} + \dfrac{1}{3}:\left( {\dfrac{{ – 3}}{2}} \right) + \sqrt {\dfrac{1}{4}} .\left( { – 0,5} \right)\)
d) \({\left( {0,1} \right)^{21}}:{\left( { – 0,01} \right)^{10}}\)
Bài 2: (1,5 điểm)
Tìm \(x\), biết:
a) \(x – \dfrac{2}{5} = \dfrac{{ – 9}}{{10}}\)
b) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{4}x = \dfrac{{ – 5}}{6}\)
c) \(\left| {x + \dfrac{1}{2}} \right| – \dfrac{1}{3} = 0\)
Bài 3: (3,5 điểm)
Cho tam giác ABC có AB = AC, M là trung điểm của BC.
a) Chứng minh rằng: \(\Delta AMB = \Delta AMC\)
b) Trên cạnh AB lấy điểm D. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với AM tại K và kéo dài cắt cạnh AC tại E. Chứng minh AD = AE.
c) Trên tia đối của tia ED lấy điểm F sao cho EF = MC, gọi H là trung điểm của EC. Chứng minh ba điểm M, H, F thẳng hàng.
Bài 4: (0,5 điểm)
Tìm số nguyên \(x\) sao cho biểu thức \(M = \dfrac{{5 – x}}{{x – 2}}\) đạt giá trị nhỏ nhất.