Lời giải Đề thi giữa kì 1 Toán 7 – Đề số 7 – Chân trời sáng tạo – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 7 – Đề thi đề kiểm tra Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là:…
Đề thi:
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là:
A. N. |
B.\({N*}\). |
C. Q . |
D. Z . |
Câu 2. Số đối cùa \(\frac{{ – 2}}{3}\) là:
A. \(\frac{2}{3}\). |
B. \(\frac{3}{2}\). |
C. \(\frac{{ – 3}}{2}\). |
D. \(\frac{2}{{ – 3}}\). |
Câu 3. Giá trị của \({\left( {{x^m}} \right)^n}\) bằng:
A. \({x^{m + n}}\). |
B. \({x^{m.n}}\). |
C. \({x^{m:n}}\) . |
D. \({x^m}^{ – n}\). |
Câu 4. Số mặt của hình hộp chữ nhật \(ABCD.A’B’C’D’\) là:
A. 3. |
B. 4. |
C. 5. |
D. 6. |
Câu 5. Thể tích của hình hộp chữ nhật bên là:
A. 6. |
B. 8. |
C. 12. |
D. 24. |
Câu 6. Cho hình lăng trụ đứng tam giác \(ABC.A’B’C’\) các mặt bên của hình trên là những hình gì?
A. Tam giác. |
B. Tứ giác. |
C. Hình chữ nhật. |
D. Hình vuông. |
Câu 7. Số đỉnh của hình hộp chữ nhật là:
A. 6. |
B. 8. |
C. 10. |
D. 12. |
Câu 8. Cho một hình lăng trụ đứng có diện tích đáy là S, chiều cao là h. Hỏi công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng là gì?
A. V = S.h. |
B. V = \(\frac{1}{2}S.h\). |
C. V = 2S.h. |
D. V = 3S.h. |
Câu 9. Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Góc đối đỉnh của góc \(\widehat {xOy}’\) là:
A. \(\widehat {x’Oy}’\). |
B. \(\widehat {x’Oy}\). |
C. \(\widehat {xOy}\). |
D. \(\widehat {y’Ox}\). |
Câu 10. Cho hình vẽ, biết \(\widehat {xOy} = {40^0}\), Oy là tia phân giác của góc \(\widehat {xOz}\). Khi đó số đo \(\widehat {yOz}\) bằng:
A. 200. |
B. 1400. |
C. 800. |
D. 400. |
Câu 11. Kết quả của phép tính \({2^2}{.2^5}\) là:
A. 210. |
B. 23. |
C. 25. |
D. 27. |
Câu 12. Kết quả của phép tính \(\frac{{ – 3}}{{20}} + \frac{{ – 2}}{{15}}\) là:
A. \(\frac{{ – 1}}{{35}}\). |
B. \(\frac{{ – 17}}{{60}}\). |
C. \(\frac{{ – 5}}{{35}}\). |
D. \(\frac{{ – 1}}{{60}}\). |
Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1. (1,75 điểm). Tính:
a. \(\frac{7}{6} – \frac{1}{6}:\frac{2}{3}\); |
b.\(13,3\,.\,4,5\; – \;44\,.\,13,3\); |
c. \(2021 – {\left( {\frac{1}{3}} \right)^2}{.3^2}\). |
Bài 2. (1,0 điểm). Tìm x biết:
a. \(2x – \frac{1}{3} = \frac{5}{3}\); |
b. \({\left( {2x + 3} \right)^2} = 25\); |
Bài 3. (1,5 điểm). Tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ đứng trong hình sau:
Bài 4. (1,25 điểm). Một ngôi nhà có cấu trúc và kích thước như hình sau. Tính thể tích phần không gian được giới hạn bởi ngôi nhà đó.
Bài 5. (1 điểm). Cho đường thẳng aa’ cắt bb’ tại O.
a. Kể tên các cặp góc đối đỉnh
b. Kể tên các cặp góc kề bù
c. Dùng dụng cụ học tập để vẽ tia phân giác của góc aOb.
——– Hết ——–
Đáp án Đề thi:
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: C |
Câu 2: A |
Câu 3: B |
Câu 4: D |
Câu 5: D |
Câu 6: C |
Câu 7. B |
Câu 8. A |
Câu 9. B |
Câu 10. D |
Câu 11. D |
Câu 12. B |
Câu 1. Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là:
A. N. |
B.\({N*}\). |
C. Q . |
D. Z . |
Hướng dẫn:
Dựa vào khái niệm các tập hợp đã học.
Lời giải
Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là Q.
Đáp án C.
Câu 2. Số đối cùa \(\frac{{ – 2}}{3}\) là:
A. \(\frac{2}{3}\). |
B. \(\frac{3}{2}\). |
C. \(\frac{{ – 3}}{2}\). |
D. \(\frac{2}{{ – 3}}\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào khái niệm số đối.
Lời giải
Số đối của \(\frac{{ – 2}}{3}\) là \(\frac{2}{3}\).
Đáp án A.
Câu 3. Giá trị của \({\left( {{x^m}} \right)^n}\) bằng:
A. \({x^{m + n}}\). |
B. \({x^{m.n}}\). |
C. \({x^{m:n}}\) . |
D. \({x^m}^{ – n}\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào cách tính lũy thừa của lũy thừa.
Lời giải
\({\left( {{x^m}} \right)^n}\) = \({x^{m.n}}\).
Đáp án B.
Câu 4. Số mặt của hình hộp chữ nhật \(ABCD.A’B’C’D’\) là:
A. 3. |
B. 4. |
C. 5. |
D. 6. |
Hướng dẫn:
Quan sát hình vẽ.
Lời giải
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt.
Đáp án D.
Câu 5. Thể tích của hình hộp chữ nhật bên là:
A. 6. |
B. 8. |
C. 12. |
D. 24. |
Hướng dẫn:
Dựa vào công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
Lời giải
Thể tích hình hộp chữ nhật bên là:
\(V = 3.4.2 = 24\).
Đáp án D.
Câu 6. Cho hình lăng trụ đứng tam giác \(ABC.A’B’C’\) các mặt bên của hình trên là những hình gì?
A. Tam giác. |
B. Tứ giác. |
C. Hình chữ nhật. |
D. Hình vuông. |
Hướng dẫn:
Quan sát hình bên.
Lời giải
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác \(ABC.A’B’C’\) là: ABB’A’, ACC’A’, BCC’B’. Các hình này là hình chữ nhật.
Đáp án C.
Câu 7. Số đỉnh của hình hộp chữ nhật là:
A. 6. |
B. 8. |
C. 10. |
D. 12. |
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về hình hộp chữ nhật hoặc vẽ một hình hộp chữ nhật để xác định.
Lời giải
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh.
Đáp án B.
Câu 8. Cho một hình lăng trụ đứng có diện tích đáy là S, chiều cao là h. Hỏi công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng là gì?
A. V = S.h. |
B. V = \(\frac{1}{2}S.h\). |
C. V = 2S.h. |
D. V = 3S.h. |
Hướng dẫn:
Kiến thức về tính thể tích hình lăng trụ đứng.
Lời giải
V = S.h.
Đáp án A.
Câu 9. Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Góc đối đỉnh của góc \(\widehat {xOy}’\) là:
A. \(\widehat {x’Oy}’\). |
B. \(\widehat {x’Oy}\). |
C. \(\widehat {xOy}\). |
D. \(\widehat {y’Ox}\). |
Hướng dẫn:
Vẽ đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O và xác định góc đối đỉnh của \(\widehat {xOy}’\) trong hình vẽ.
Lời giải
Quan sát hình vẽ ta thấy góc đối đỉnh của \(\widehat {xOy}’\) là \(\widehat {x’Oy}\).
Đáp án B.
Câu 10. Cho hình vẽ, biết \(\widehat {xOy} = {40^0}\), Oy là tia phân giác của góc \(\widehat {xOz}\). Khi đó số đo \(\widehat {yOz}\) bằng:
A. 200. |
B. 1400. |
C. 800. |
D. 400. |
Hướng dẫn:
Vì Oy là tia phân giác nên ta có cặp góc bằng nhau.
Lời giải
Vì Oy là tia phân giác của \(\widehat {xOz}\) nên \(\widehat {xOy} = \widehat {yOz}\). Mà \(\widehat {xOy} = {40^0}\) nên \(\widehat {yOz} = {40^0}\).
Đáp án D.
Câu 11. Kết quả của phép tính \({2^2}{.2^5}\) là:
A. 210. |
B. 23. |
C. 25. |
D. 27. |
Hướng dẫn:
Dựa vào quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Lời giải
Ta có: \({2^2}{.2^5} = {2^{2 + 5}} = {2^7}\).
Đáp án D.
Câu 12. Kết quả của phép tính \(\frac{{ – 3}}{{20}} + \frac{{ – 2}}{{15}}\) là:
A. \(\frac{{ – 1}}{{35}}\). |
B. \(\frac{{ – 17}}{{60}}\). |
C. \(\frac{{ – 5}}{{35}}\). |
D. \(\frac{{ – 1}}{{60}}\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào quy tắc cộng số hữu tỉ.
Lời giải
\(\frac{{ – 3}}{{20}} + \frac{{ – 2}}{{15}} = \frac{{ – 3.3}}{{60}} + \frac{{ – 2.4}}{{60}} = \frac{{ – 9 – 8}}{{60}} = \frac{{ – 17}}{{60}}\).
Đáp án B.
Phần tự luận.
Bài 1. (1,75 điểm). Tính:
a. \(\frac{7}{6} – \frac{1}{6}:\frac{2}{3}\); |
b.\(13,3\,.\,4,5\; – \;44\,.\,13,3\); |
c. \(2021 – {\left( {\frac{1}{3}} \right)^2}{.3^2}\). |
Hướng dẫn:
Dựa vào quy tắc tính với số hữu tỉ, lũy thừa.
Lời giải
a. \(\frac{7}{6} – \frac{1}{6}:\frac{2}{3}\) = \(\frac{7}{6} – \frac{1}{6}.\frac{3}{2} = \frac{7}{6} – \frac{1}{4} = \frac{{14}}{{12}} – \frac{3}{{12}} = \frac{{11}}{{12}}\).
b. 13,3 . 45 – 44 . 13,3 = 13,3 . (45 – 44) = 13,3 . 1 = 13,3.
c. \(2021 – {\left( {\frac{1}{3}} \right)^2}{.3^2}\) = 2021 – \(\frac{1}{{{3^2}}}\;.\;{3^2}\) = 2020.
Bài 2. (1,0 điểm). Tìm x biết:
a. \(2x – \frac{1}{3} = \frac{5}{3}\); |
b. \({\left( {2x + 3} \right)^2} = 25\); |
Hướng dẫn:
Dựa vào quy tắc tính để tìm x.
Lời giải
a. 2x – \(\frac{1}{3} = \frac{5}{3}\) \(\Leftrightarrow\) 2x = \(\frac{5}{3} + \frac{1}{3}\) \(\Leftrightarrow\) 2x = 2 \(\Leftrightarrow\) x = 1.
b. (2x + 3)2 = 25 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + 3 = 5\\2x + 3 = – 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = – 4\end{array} \right.\).
Bài 3. (1,5 điểm). Tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ đứng trong hình sau:
Hướng dẫn:
Dựa vào quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng.
Lời giải
Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng là :
Sxq = Cđáy . h = (6 + 10 + 8) .15 = 360 (m2 )
Diện tích một đáy của hình lăng trụ là :
Sđáy = \(\frac{{6.8}}{2}\) = 24 (m2 )
Thể tích của hình lăng trụ đứng là
V = Sđáy . h = 24.15 = 360 ( m3)
Bài 4. (1,25 điểm). Một ngôi nhà có cấu trúc và kích thước như hình sau. Tính thể tích phần không gian được giới hạn bởi ngôi nhà đó.
Hướng dẫn:
Dựa vào công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ tam giác.
Thể tích phần không gian được giới hạn bởi ngôi nhà = thể tích phần hình lăng trụ tam giác + thể tích phần hình lăng trụ hình hộp chữ nhật.
Lời giải
Thể tích phần không gian có dạng hình lăng trụ tam giác là:
V1 = (6.1,2:2) . 15= 54 (m3)
Thể tích phần không gian có dạng hình hộp chữ nhật là:
V2 = 15.6.3,5 = 315 (m3)
Thể tích phần không gian được giới hạn bởi ngôi nhà đó là:
V = V1 + V2 = 54 + 315 = 369 (m3)
Bài 5. (1 điểm). Cho đường thẳng aa’ cắt bb’ tại O.
a. Kể tên các cặp góc đối đỉnh
b. Kể tên các cặp góc kề bù
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức về góc đối đỉnh, góc kề bù.
Lời giải
a) Các cặp góc đối đỉnh:
\(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {a’Ob’}\);
\(\widehat {aOb’}\) và \(\widehat {a’Ob}\).
b) Các cặp góc kề bù:
\(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {aOb’}\);
\(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {a’Ob}\);
\(\widehat {a’Ob’}\) và \(\widehat {aOb’}\);
\(\widehat {a’Ob’}\) và \(\widehat {a’Ob}\).