Đáp án Câu hỏi phần Vận dụng trang 67 SGK Lịch sử và Địa lý 7 – Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226-1400). Hướng dẫn: B1: Đọc mục 1 trang 62 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay thế cho triều Lý vào đầu thế kỉ XIII có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao?
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục 1 trang 62 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Cuối thế kỉ XII, nhà Lý, suy yếu, họ Trần, quyền lực, tháng 1 – 1226, Lý Chiêu Hoàng.
Lời giải:
– Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa.
– Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.
– Ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình… dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân và chống lại triều đình.
Tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226) Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) nhường ngôi cho Trần Cảnh. Đây là một cuộc chuyển ngôi không đổ máu.
=> Sự thay thế của nhà Trần đối với nhà Lý là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử
2. Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 – 10 câu) về một thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
Hướng dẫn:
B1: Một số thành tựu văn hóa thời Trần còn phổ biến đến ngày nay như các di tích chùa, am tại Quảng Ninh, Thiền phái Trúc Lâm,…
B2: Lựa chọn một thành tựu ví dụ như
Lời giải:
Tháp Phổ Minh – đặc trưng kiến trúc nhà Trần
Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp. Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, tháp hình vuông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên”(1305) và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. Sau này, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần.