Giải chi tiết Câu hỏi mục 4 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Gợi ý: B1: Đọc mục 4 SGK trang 27 – 28.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Hãy giới thiệu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX.
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục 4 SGK trang 27 – 28.
B2: Các từ khóa cần chú ý: tư tưởng – tôn giáo, Nho giáo, chính thống, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc.
Lời giải:
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX
– Tư tưởng – tôn giáo:
+ Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.
– Sử học, văn học:
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…
+ Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.
+ Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…
– Kiến trúc, điêu khắc:
+ Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
+ Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…
– Khoa học kĩ thuật:
+ Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.
+ Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.