Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2 trang 151 Lịch sử và Địa lí 7:...

Câu hỏi mục 2 trang 151 Lịch sử và Địa lí 7: Dựa vào hình 1 (trang 140) và thông tin trong mục 2, hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ

Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 trang 151 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ. Gợi ý: Đọc thông tin mục 2 (Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây) và quan sát hình 1.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào hình 1 (trang 140) và thông tin trong mục 2, hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục 2 (Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây) và quan sát hình 1.

Lời giải:

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:

* Ở Trung Mỹ

– Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều, thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển.

– Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

* Ở Nam Mỹ

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nhất ở địa hình:

– Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.

+ Sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

– Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).

+ Đồng bằng A-ma-dôn: nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực – động vật vô cùng phong phú.

+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

– Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.