Lời giải (?) Câu hỏi mục 1.b Câu 2 Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI – SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức. Gợi ý: B1: Đọc mục 1-b trang 92, 93 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
2. Trình bày những nét chính về văn hóa ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Hướng dẫn:
B1: Đọc mục 1-b trang 92, 93 SGK.
B2: Chú ý trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn học…
Lời giải:
– Tôn giáo – tín ngưỡng:
+ Hindu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va.
+ Phật giáo:có những bước phát triển
+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa cư dân.
– Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.
– Kiến trúc và điêu khắc:
+ Các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,…
+ Tiêu biểu: cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận),…
– Có bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,… Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.