Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 2 trang 156 Lịch sử và Địa lí 7:...

Câu hỏi mục 2 trang 156 Lịch sử và Địa lí 7: Quan sát hình 16.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An-đét

Đáp án Câu hỏi mục 2 trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 16. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ. Tham khảo: Đọc thông tin mục 3 (Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao) và quan sát hình 16. 3.

Câu hỏi/Đề bài:

Quan sát hình 16.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An-đét.

Hướng dẫn:

Đọc thông tin mục 3 (Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao) và quan sát hình 16.3.

Lời giải:

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An đét.

– Do địa hình núi cao nhiều đỉnh núi vượt qua 6000m nên thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đỏi theo chiều cao.

– Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp. Vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.

– Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết.

– Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru:

+ Rừng nhiệt đới: từ 0 – 1000 m.

+ Rừng lá rộng: 1000 – 1300 m.

+ Rừng lá kim: 1300 – 3000 m.

+ Đồng cỏ: 3000 – 4000 m.

+ Đồng cỏ núi cao: 4000 – 5000 m.

+ Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 – 6500 m.

– Các đai thực vật theo chiều cao của sườn tây An-đét qua lãnh thổ Pê-ru:

+ Thực vật nửa hoang mạc: từ 0 – 1000 m.

+ Cây bụi xương rồng: 1000 – 2000 m.

+ Đồng cỏ cây bụi: 2000 – 3000 m.

+ Đồng cỏ núi cao: 4000 – 6000 m.

+ Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 – 6500 m.