Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 1 trang 8 Lịch sử và Địa lí 7:...

Câu hỏi mục 1 trang 8 Lịch sử và Địa lí 7: Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy: Nêu những việc làm của người Giéc-an (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã

Lời giải Câu hỏi mục 1 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Gợi ý: Đọc lại nội dung mục 1 trang 8, 9 SGK.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin trong bài, quan sát lược đồ 1.2, em hãy:

– Nêu những việc làm của người Giéc-an (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã.

– Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu.

Hướng dẫn:

Đọc lại nội dung mục 1 trang 8, 9 SGK

Lời giải:

– Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã.

+ năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã.

– Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến gồm các quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực.

+ Nông nô gồm nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị cướp ruộng đất.

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.