Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều Giải bài luyện tập trang 97 Lịch sử và Địa lí 7:...

Giải bài luyện tập trang 97 Lịch sử và Địa lí 7: Hãy lựa chọn một trong những nhiệm vụ học tập sau

Đáp án Giải bài luyện tập trang 97 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 3. Phương thức con người khai thác – sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức đã học về vấn đề bảo vệ môi trường nước.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy lựa chọn một trong những nhiệm vụ học tập sau:

– Cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

– Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích như thế nào cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí?

– Châu Âu đã đưa ra những biện pháp nào để bảo vệ rừng?

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức đã học về vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí và vấn đề phát triển rừng để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

(Em có thể chọn 1 trong 3 nhiệm vụ để ghi vào vở, không cần ghi tất cả)

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu

– Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

– Giải pháp bảo vệ môi trường nước:

+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển.

+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

2. Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí

– Hạn chế phát thải khí nhà kính.

– Cải thiện chất lượng không khí.

– Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…

3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu

– Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.

– Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.

– Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.