Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều Câu hỏi mục 3 trang 8 Lịch sử và Địa lí 7:...

Câu hỏi mục 3 trang 8 Lịch sử và Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy: Phân tích vai trò của thành thị thời trung đại. Theo em, vai trò nào là quan trọng nhất?

Lời giải Câu hỏi mục 3 trang 8 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Hướng dẫn: Đọc lại nội dung mục 3 trang 7, 8 SGK.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy:

– Phân tích vai trò của thành thị thời trung đại. Theo em, vai trò nào là quan trọng nhất? Vì sao?

– Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại

Hướng dẫn:

Đọc lại nội dung mục 3 trang 7, 8 SGK

Lời giải:

* Vai trò của thành thị thời trung đại là:

– Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

– Thành thị góp phần xóa bỏ chế độ phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

– Không khí tự do ở thành thị đã tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu.

* Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. Vì:

– Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân. Vì vậy, nông nô sẽ noi gương theo thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô.

– Sự ra đời của thành thị vào thế kỉ XI đánh dấu chế độ phong kiến ở Tây Âu bước vào thời kì phát triển, nhưng trong đó đã tiềm ẩn những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến.

– Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí thành thị.

– Thị dân giúp đỡ nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần dược tham gia vào chính quyền phong kiến như làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị ba đẳng cấp.

* Tên một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại: Bô-la-nha (i-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xóoc- bon (Pháp),…