Giải Câu hỏi mục 1 trang 6 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Hướng dẫn: Bước 1: Đọc lại nội dung trang 5-6 SGK Lịch sử và quan sát lược đồ 1.
Câu hỏi/Đề bài:
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1, hãy:
– Nêu những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã
– Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu
Hướng dẫn:
Bước 1: Đọc lại nội dung trang 5-6 SGK Lịch sử và quan sát lược đồ 1
Bước 2: Nêu những nét chính về Việc làm của người sau khi chiếm La Mã và những sư kiện chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu
Lời giải:
– Những việc làm của người Giéc man sau khi lật đổ Đế quốc La Mã:
+ Sau khi lật đổ để quốc La Mã năm 476, họ đã thành lập nhiều vương quốc mới, như Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ăng-lô-Xắc-xông,…
+ Người Giéc man chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã trước đây.
+ Người Giéc man từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Thiên chúa giáo, xây dựng nhà thờ.
+ Tầng lớp tăng lữ từng bước hình thành, quý tộc quân sự và tăng lữ trở thành tầng lớp giàu có và nhiều quyền lực.
– Những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu:
+ Từ thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc phương Bắc từng bước tràn xuống xâm nhập La Mã.
+ Đến năm 476, sau khi lật đổ chế đổ chế độ La Mã, người Giéc-man thành lập nhiều vương quốc mới.
+ Tầng lớp quý tộc quân sự, tăng lữ là tầng lớp giàu có và nhiều quyền lực
+ Tầng lớp nông nô không có ruộng đất phải làm thuê và nộp tô thuế cho các lãnh chúa.
+ Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến Tây Âu cơ bản được xác lập.