Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều Câu hỏi 1 trang 89 Lịch sử và Địa lí: Đọc thông...

Câu hỏi 1 trang 89 Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy: Kể tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu

Giải Câu hỏi 1 trang 89 SGK Lịch sử và Địa lí – Bài 1. Vị trí địa lí – phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu. Gợi ý: Đọc thông tin phần “các khu vực địa hình chính” và quan sát hình 1.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:

– Kể tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu.

– Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin phần “các khu vực địa hình chính” và quan sát hình 1.1

Lời giải:

– Các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Âu:

+ Các dãy núi: D. An-pơ, D. Xcan-đi-na-vi, D. U-ran, D. Cac-pát, D. Cap-ca,…

+ Các đồng bằng: ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu,…

– Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu (2 khu vực địa hình chính):

Khu vực đồng bằng:

+ Chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục.

+ Các đồng bằng này thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.

Khu vực miền núi: Bao gồm núi già và núi trẻ.

+ Khu vực núi già: nằm ở phía bắc và vùng trung tâm của châu lục, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với đỉnh tròn, sườn thoải. Ở đây có nhiều suối nước nóng.

+ Khu vực núi trẻ: tập trung ở phía nam châu lục, phần lớn có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ.

Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy phân tích sự phân hóa khí hậu ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục “Đặc điểm phân hóa khí hậu” và quan sát hình 1.3

Lời giải:

Đặc điểm phân hóa khí hậu châu Âu: đa dạng với 3 đới khí hậu chính.

– Đới khí hậu cực và cận cực:

+ Chiếm một dải hẹp ở Bắc Âu.

+ Mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm. Lượng mưa trong năm ít.

– Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn lãnh thổ, bao gồm phần Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt.

+ Khu vực Tây Âu và Trung Âu: chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương kết hợp với gió Tây ôn đới từ biển thổi vào nên có kiểu khí hậu ôn đới hải dương (mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm với lượng mưa tương đối lớn).

+ Khu vực Đông Âu: do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới đã giảm nên có kiểu khí hậu ôn đới lục địa khô và lạnh, mưa ít. Càng vào sâu trong lục địa, mùa đông lạnh hơn, lượng mưa rất ít.

– Đới khí hậu cận nhiệt đới:

+ Nằm ở Nam Âu với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Mùa hạ nóng, khô do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới; mùa đông do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới nên thời tiết không lạnh lắm, mưa nhiều.

– Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở các khu vực núi cao còn có sự phân hóa theo đai cao. Trên một số đỉnh núi nhiệt độ xuống thấp, có băng tuyết phủ.