Trả lời Câu hỏi 1 trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 7 – Bài 17. Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ. Hướng dẫn: Đọc thông tin mục 1.3 (Phân hóa theo chiều cao) và quan sát hình 17. 2.
Câu hỏi/Đề bài:
Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy cho biết thảm thực vật thay đổi như thế nào từ chân lên đến đỉnh núi ở sườn tây và sườn đông dãy An-đet.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1.3 (Phân hóa theo chiều cao) và quan sát hình 17.2.
Lời giải:
Sự thay đổi của thảm thực vật từ chân lên đến đỉnh núi ở sườn tây và sườn đông dãy An-đét:
– Sườn tây An-đét: Thảm thực vật nghèo nàn, kém phát triển.
+ 0 – 1000 m: thực vật nửa hoang mạc.
+ 1000 – 2000 m: cây bụi xương rồng.
+ 2000 – 3000 m: đồng cỏ cây bụi.
+ 3000 – 5000 m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m: băng tuyết.
– Sườn đông An-đét: Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
+ 0 – 1000 m: rừng nhiệt đới.
+ 1000 – 1300 m: rừng lá rộng.
+ 1300 – 3000 m: rừng lá kim.
+ 3000 – 4000 m: đồng cỏ.
+ 4000 – 5000 m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m: băng tuyết.
Đọc thông tin và quan sát hình 17.3, hãy cho biết đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn) và quan sát hình 17.3.
Lời giải:
Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
– Rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 5,5 triệu km² và trải rộng trên nhiều quốc gia.
– A-ma-dôn được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới vì nó cung cấp tới 20% lượng ô-xy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn cầu.
– Hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với rất nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu côn trùng.
– Trong rừng còn rất nhiều loại cây gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp và cây dây leo tạo thành nhiều tầng tán khác nhau.