Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và...

Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều: Lựa chọn và tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po, . .

Nội dung chính của báo cáo Khái quát chung về nền kinh tế được chọn để tìm hiểu. Đặc điểm kinh tế. Giải chi tiết Bài 8. Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều – Chương 2: Châu Á. Lựa chọn và tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu…

Đề bài/câu hỏi:

Lựa chọn và tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,…

Gợi ý:

1. Tìm hiểu khái quát chung: vị trí địa lí, diện tích, tên thủ đô, tổng số dân,…

2. Tìm hiểu các đặc điểm về kinh tế

– Một số chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP/người.

– Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng.

Hướng dẫn:

1. Nội dung chính của báo cáo

– Khái quát chung về nền kinh tế được chọn để tìm hiểu.

– Đặc điểm kinh tế: một số chỉ tiêu kinh tế (GDP, GDP/người); một số sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

– Kết luận về nền kinh tế đó.

2. Một số trang web tìm kiếm thông tin

– Website cung cấp thông tin cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế của từng quốc gia: https://www.britannica.com/

– Website cung cấp số liệu của từng quốc gia: https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators

Lời giải:

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

– Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

– Diện tích: 378 000 km2.

– Thủ đô: Tô-ky-ô.

– Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

– GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

– GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

– Một số sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của:

+ Nông nghiệp: lúa gạo, hoa quả (nho, đào, dâu,…), thịt bò, rượu sake,…

+ Công nghiệp: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe máy), điện tử (sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, rôbôt), sợi, vải,…

+ Dịch vụ: ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới; ngành giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng trên thế giới.

3. Kết luận

– Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

– Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.