Hướng dẫn giải Câu hỏi phần B, bài tập 1 trang 13 SGK Lịch sử & Địa lí 7 – Bài 3. Phong trào văn hóa Phục hưng. Gợi ý: Dựa vào nội dung mục 2 và 3 trang 19-22 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy hoàn thành sơ đồ về phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo (theo mẫu dưới đây).
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 2 và 3 trang 19-22 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Phong trào Văn hoá Phục hưng:
– Quê hương: I-ta-li-a
Thành tựu tiêu biểu:
– M.Xéc-van-tét là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm Đôn-ki-hô-tê.
– W.Sếch-xpia là nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng với các tác phẩm: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-lô.
– Lê-ô-na-đơ-Vanh-xi là một hoạ sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ…
– Mi-ken-lăng-giơ là một danh hoạ, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng với tác phẩm: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng…
– Cô-péc-ních và Ga-li-nê là nhà thiên văn học nổi tiếng đã chứng minh Trái đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt trời.
Ý nghĩa:
– Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự thế giới.
– đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc. đồng thời có nhiều đóng góp cho nhân loại
Tác động:
– là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản.
– mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.
Phong trào Cải cách tôn giáo:
Quê hương: Đức và Thuỵ Sĩ
Nguyên nhân bùng nổ:
– Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
– Ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
Nội dung cơ bản:
– Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.
– Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
– Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
– Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
Tác động:
– được đông đảo nhân dân ủng hộ và lan khắp Tây Âu.
– Thiên Chúa giáo phân hoá thành hai giáo phải: Cựu giáo và Tân giáo
– làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, thường gọi là cuộc chiến tranh nông dân Đức.
– là những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng chống lại chế độ phong kiến.
– mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.