Hướng dẫn giải Câu hỏi phần A, bài tập 1 trang 19 SBT Lịch sử 7 – Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ 4 đến giữa thế kỉ 19. Hướng dẫn: Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?
A. 2500 năm TCN.
B. 1500 năm TCN.
C. Cuối thế kỉ III TCN.
D. Đầu thế kỉ IV.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Đầu thế kỉ IV, San-dra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
=> Chọn: D
1.2. Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN – thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều
A. Gúp-ta.
B. Đê-li.
C. Mô-gôn.
D. Hác-sa.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Đầu thế kỉ IV, San-dra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
=> Chọn: A
1.3. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào
A. giữ thế kỉ XVIII.
B. cuối thế kỉ XVIII.
C. giữa thế kỉ XIX.
D. cuối thế kỉ XIX.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 1, phần c trang 31 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Từ sau thời kì trị vì của vua A-cơ-ba, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng ở Ấn Độ xuất hiện trở lại. Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX, khi thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.
=> Chọn: C
1.4. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời hoàng kim của Ấn Độ vì
A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc, đời sôngs của người dân ổn định, sung túc.
B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.
C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.
D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Thời kì này, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc. Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng. Buôn bán được đẩy mạnh
Đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn.
=> Chọn: A
1.5. Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai vương triều Đê-li và Mô-gôn là
A. đều do người Hồi giáo lập nên.
B. đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.
C. đều do người Mông Cổ thống trị.
D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 1 trang 30-31 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.
Người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.
=> Chọn: D
1.6. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (156 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
A. Xóa bỏ Hồi giáo.
B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc Mông Cổ.
C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ.
D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 1, phần c trang 31 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Thi hành các chính sách tích cực làm cho xã hội ổn định, kinh tế và văn hoá đạt nhiều thành tựu lớn.
Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
=> Chọn C
1.7. Ý ngào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?
A. Là ngôn ngữ – văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.
B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đi thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
C. Trở thành ngôn ngữ – văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ.
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 32 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay.
=> Chọn D
1.8. Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
B. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.
C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.
D. tất cả các đặc điểm trên.
Hướng dẫn:
Dựa vào nội dung mục 2, trang 32 SGK Lịch sử & Địa lí 7.
Lời giải:
Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.
=> Chọn A