Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và Địa lí lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều Câu 7 Bài 14 SBT Lịch sử và Địa lí 7: 7....

Câu 7 Bài 14 SBT Lịch sử và Địa lí 7: 7. Cho đoạn tư liệu sau: Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “. . . thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biển)

Trả lời Câu 7 Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 – 1225) – SBT Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều. Hướng dẫn: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu 7. Cho đoạn tư liệu sau:

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn viết: “… thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biển), ở giữa khu vực trời đất, được thể rồng cuộn khổ ngồi, chính giữa thì nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng và bằng phẳng, thể đất cao và sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp đất Việt, đó là thời thẳng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)

Hãy:

a) Chọn các cụm từ trong đoạn tư liệu để lí giải việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

b) Đánh giá tác động của sự kiện Lý Công Uẩn dời đổ đối với Lịch sử dân tộc.

Hướng dẫn:

Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải:

Từ kiến thức đã đươc học, ta có thể hoàn thành điều điện đề bài đưa ra như sau:

a, Các cụm từ trong đoạn tư liệu để lí giải việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là: ở giữa khu vực trời đất; được thể rồng cuộn hổ ngồi; chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước; mặt đất rộng mà bằng phẳng; thể đất cao mà sáng sủa; dân cư không khổ thấp trũng tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh.

b, Đánh giá:

– Đánh dấu bước tiến mới trong Lịch sử dân tộc.

– Tạo cơ sở cho sự phát triển mới của kinh đô Thăng Long (Hà Nội)….