Trả lời Câu 24.5 trang 16 Bài 24. Thực hành quang hợp ở cây xanh Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7. Gợi ý: Sau khi thực hiện thí nghiệm trước, từ đó đưa ra dự đoán cho kết quả và giải thích.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào nội dung thí nghiệm 1 trong bài 24 SGK KHTN 7, hãy cho biết:
– Kết quả dự đoán nếu không để chậu cây khoai lang trong bóng tối 2 ngày mà trùm túi nylon đen lên chậu cây và để ngoài sáng với thời gian như trên.
– Tại sao không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá?
– Khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá (phần đã dán băng dính đen và phần không dán), hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.
– Iodine có vai trò/ý nghĩa gì trong thí nghiệm này?
Hướng dẫn:
Sau khi thực hiện thí nghiệm trước, từ đó đưa ra dự đoán cho kết quả và giải thích.
Lời giải:
– Túi bóng đen cũng có tác dụng cản ánh sáng không cho tiếp xúc với lá cây nên kết quả thí nghiệm so với đặt chậu cây trong bóng tối 2 ngày sẽ không có sự thay đổi: phần bịt băng giấy đen vẫn không có màu xanh tím còn phần không bịt băng giấy đen vẫn có màu xanh tím.
– Không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá để tạo điều kiện thí nghiệm khác nhau về ánh sáng ở 2 phần của chiếc lá (phần được dán băng dính đen không được tiếp xúc với ánh sáng còn phần không được dán băng dính đen được tiếp xúc với ánh sáng).
– Hiện tượng xảy ra khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá: Phần lá bị bịt kín bởi băng giấy đen không xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này không được tiếp xúc với ánh sáng nên diệp lục không hấp thụ được ánh sáng để thực hiện quang hợp tạo thành tinh bột. Ngược lại, phần lá không bị bịt kín bởi băng giấy đen sẽ xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này hấp thụ được ánh sáng nên tổng hợp được tinh bột.
– Trong thí nghiệm này, iodine có vai trò là chất chỉ thị nhận biết sự xuất hiện của tinh bột trong lá (khi nhỏ iodine vào phần lá có tinh bột sẽ có màu xanh tím đặc trưng).