Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 31 Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối...

Câu hỏi trang 31 Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì

Trả lời Câu hỏi trang 31 Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố:

A. Kim loại và phi kim

B. Phi kim và khí hiếm

C. Kim loại và khí hiếm

D. Kim loại, phi kim và khí hiếm

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

3. Cho các nguyên tố sau:

a) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.

Hướng dẫn:

1.

– Số thứ tự = số hiệu nguyên tử

– Số chu kì = số thứ tự hàng

– Số nhóm = số thứ tự cột A

2. Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố: kim loại, phi kim và khí hiếm

3.

– Nguyên tố kim loại ở góc dưới bên trái của bảng, được thể hiện bằng màu xanh

– Nguyên tố phi kim chủ yếu ở góc trên bên phải, được thể hiện bằng màu hồng

Lời giải:

1. Khí hiếm Neon

+ Số thứ tự: 10

+ Chu kì: 2

+ Nhóm: VIIIA

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố: kim loại (màu xanh), phi kim (màu hồng) và khí hiếm (màu vàng). Xem ở Bảng tuần hoàn trang 25

=> Đáp án D

3.

a)

– Các nguyên tố kim loại là: Ba, Rb, Cu, Fe

– Các nguyên tố phi kim là: P, Si

b) Ứng dụng của nguyên tố Nhôm (Al) trong đời sống

– Được dùng để chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ

– Dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất

– Dụng cụ nhà bếp vì dẫn nhiệt tốt, ít bị gỉ và không độc

– Bột nhôm trộn với bột sắt oxit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray