Đáp án Câu 164 trang Bài 40. Sinh sản hữu tính ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Tham khảo: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao.
Câu hỏi/Đề bài:
Mở đầu Cây đậu ở hình bên không được mọc ra từ rễ, thân hay lá của mẹ mà lại mọc lên từ một bộ phận đặc biệt là hạt. Đây là ví dụ về sinh sản hữu tính. Vậy sinh sản hữu tính là gì và quá trình này diễn ra như thế nào? |
Hướng dẫn:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra có các đặc điểm giống nhau hay giống với mẹ.
Một số hình thức sinh sản vô tính: nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
Từ đó suy ra khái niệm tạm thời về sinh sản hữu tính.
Lời giải:
Xét ví dụ trên ta thấy rõ cây đậu con không được sinh ra từ các hình thức của sinh sản vô tính, điều này có nghĩa là chúng được sinh sản theo hình thức khác: sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính được hiểu là hinh thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử để phát triển thành cơ thể mới.
Câu hỏi Lấy ví dụ các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết. |
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Sinh sản hữu tính có ở cả thực vật và động vật.
Lời giải:
– Sinh sản hữu tính ở thực vật: thụ phấn/ tự thụ phấn ở các loài hoa: dâm bụt, hoa hồng, …; ở một số cây lương thực: ngô, lúa,…; ở cây ăn quả: cam, chanh, táo, hồng xiêm, …
– Sinh sản hữu tính ở động vật: các loài thuộc nhóm động vật có xương sống: lớp chim (chim bồ câu, gà…); lớp bò sát (rùa, cá sấu, thằn lằn…); lớp cá (cá chép, cá chuối…); lớp thú (voi, ngựa, khỉ, trâu, bò, thỏ…) và con người.