Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 133 Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời...

Câu hỏi trang 133 Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì? Câu 7

Giải Câu hỏi trang 133 Bài 29. Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Cấu tạo tế bào khí khổng.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu hỏi

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát Hình 29.4, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.

Hướng dẫn:

– Cấu tạo tế bào khí khổng:

+ 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.

+Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào.

+ Số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá

– Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm khí khổng mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm khí khổng đóng lại.

Lời giải:

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là do sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở tế bào hạt đậu.

Câu 7: Những biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:

– Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)

– Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)