Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Câu 3 trang 36 Bài tập Khoa học tự nhiên 7 –...

Câu 3 trang 36 Bài tập Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo: Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất

Đáp án Câu 3 trang 36 Bài tập Bài 5. Phân tử – Đơn chất – Hợp chất SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất.

a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất?

b) Baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda (hình bên), cho biết phân tử baking soda có mấy nguyên tử X? Hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào?

Hướng dẫn:

a)

– Phân tử đơn chất là được tạo thành bởi 1 nguyên tố

– Phân tử hợp chất được tạo thành bởi 2 nguyên tố trở lên

b)

Khối lượng baking soda = khối lượng nguyên tử X.1 + Khối lượng nguyên tử H. 1 + Khối lượng nguyên tử C. 1 + Khối lượng nguyên tử O.3

Lời giải:

a)

Quan sát hình ta thấy: Baking soda được tạo bởi 4 nguyên tố: C, H, O, và X

=> Baking soda là phân tử hợp chất

b)

– Quan sát hình ta thấy: phân tử baking soda có 1 nguyên tử X

Khối lượng baking soda = X.1 + 1.1 + 12.1 + 16.3 = 84 amu

=> X = 23 amu

=> X là Sodium (Na)