Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo Câu 2 trang 44 Bài tập Khoa học tự nhiên 7 –...

Câu 2 trang 44 Bài tập Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo: Cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố N, C

Lời giải Câu 2 trang 44 Bài tập Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: N nằm ở ô số 7.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố N, C, O và vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong các phân tử ở hình sau:

Hướng dẫn:

– N nằm ở ô số 7

– C nằm ở ô số 6

– O nằm ở ô số 8

Lời giải:

– Nguyên tử N nằm ở ô số 7, nhóm VA => Có 5 electron ở lớp ngoài cùng, cần 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm

– Nguyên tử C nằm ở ô số 6, nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, cần 4 electron để đạt cấu hình khí hiếm

– Nguyên tử O nằm ở ô số 8, nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng, cần 2 electron để đạt cấu hình khí hiếm

a) Xét phân tử Nitrogen: gồm 2 nguyên tử N

=> Liên kết cộng hóa trị, mỗi N góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung

b) Xét phân tử Carbon dioxide: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O

=> Liên kết cộng hóa trị. Khi C kết hợp với O, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron

=> Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung