Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 51 Vận dụng Chủ đề 4. Tốc độ SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Hướng dẫn: Với mỗi đoạn đồ thị để xác định thời gian chuyển động ta làm như sau.
Câu hỏi/Đề bài:
Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Từ đồ thị tìm: + Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5s. + Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC. Đoạn đồ thị nào cho biết vật không chuyển động? |
Hướng dẫn:
– Với mỗi đoạn đồ thị để xác định thời gian chuyển động ta làm như sau:
+ Từ điểm đầu, kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, để xác định thời điểm bắt đầu tính chuyển động: t1
+ Từ điểm cuôi, kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, để xác định thời điểm cuối tính chuyển động: t2
=> Thời gian chuyển động, là hiệu 2 thời gian trên: t = t2 – t1
– Với mỗi đoạn đồ thị để xác định quãng đường chuyển động ta làm như sau:
+ Từ điểm đầu, kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường, để xác định vị trí bắt đầu tính chuyển động: s1
+ Từ điểm cuôi, kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường, để xác định vị trí cuối tính chuyển động: s2
=> Quãng đường chuyển động là hiệu hai vị trí trên: s = s2 – s1
– Xác định tốc độ chuyển động của mỗi xe theo công thức: \(\)\(v = \frac{s}{t}\)
Lời giải:
– Sau khoảng thời gian 5s đầu tiên vật đi được 30cm, ứng với đoạn đồ thị OA.
Tốc độ của vật trên đoạn OA là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{5} = 6(cm/s)\)
– Xét đoạn đồ thị BC:
+ Thời gian chuyển động là: t = 15 – 8 = 7s
+ Quãng đường vật đi được là: s = 60 – 30 = 30 (cm)
+ Tộc độ của vật trên đoạn BC là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{7} = 4,3(cm/s)\)
– Đoạn đồ thị AB nằm ngang, chứng tỏ trên đoạn AB vật không chuyển động.