Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Câu 152 trang Khoa học tự nhiên 7 – Cánh diều: Quan...

Câu 152 trang Khoa học tự nhiên 7 – Cánh diều: Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính

Giải chi tiết Câu 152 trang Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu hỏi 2

Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính.

Lời giải:

Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận:

– Đài hoa

– Cánh hoa

– Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực.

– Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn) – cơ quan sinh giao tử cái.

Câu hỏi 3

Quan sát hình 33.2, nêu các đặc điểm của hoa đơn tính. Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Lời giải:

– Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực (nhị hoa) hoặc cái (nhụy hoa). Hoa đực có chứa nhị hoa, hoa cái có chứa nhụy hoa.

– Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:

+ Hoa đơn tính: Một hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Trong đó, hoa đực chỉ có nhị và hoa cái chỉ có nhuỵ.

+ Hoa lưỡng tính: Một hoa có đủ cả nhị và nhuỵ.

Luyện tập 1

Hãy lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Lời giải:

– Ví dụ hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,…

– Ví dụ hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột,…

Vận dụng 1

Quan sát 3 – 5 bông hoa của các loài cây khác nhau, xác định các bộ phận cấu tạo của hoa. Lập bảng về các đặc điểm mỗi bộ phận theo gợi ý trong bảng 33.2.

Lời giải:

Câu hỏi 4

Quan sát hình 33.3, nêu sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo:

– Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông hoa này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

– Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

Câu hỏi 5

Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người.

Lời giải:

Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người:

– Hoa thụ phấn nhờ gió: hoa bồ công anh, lúa, ngô,…

– Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa nhãn, bưởi, vải, cam,…

– Hoa thụ phấn nhờ con người: hoa bầu, mướp,…