Giải chi tiết Câu 108 trang Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu hỏi Câu 2: Quan sát hình 23.2, cho biết chất nào đi vào và chất nào đi ra qua khí khổng trong quá trình quang hợp. Câu 3: Cho biết khí không có ở mặt trên hay mặt dưới của lá cây. |
Hướng dẫn giải:
Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. Sự trao đổi khí sẽ cung cấp các khí cần thiết, đồng thời thải ra môi trường các sản phẩm cho quá trình quang hợp và hô hấp ở cây.
Lời giải:
Câu 2: Trong quá trình quang hợp khí O2 và hơi nước (H2O) di chuyển từ thực vật ra ngoài môi trường qua các khí khổng.
Câu 3: Ở đa số các cây hai lá mầm, khí khổng phân bố nhiều ở lớp biểu bì mặt dưới lá. Ở cây một lá mầm, khí khổng nằm ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới của lá.
Câu hỏi 4 Quan sát hình 23.3, mô tả cấu tạo khí không. Chức năng khí khổng là gì? |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 23.3 và nêu cấu tạo của khí khổng.
Lời giải:
Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.
Chức năng chính của khí khổng là thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
Thực hành Quan sát khí khổng: – Lấy một lá cây thái lái tía, gấp một phần lá ở gần một đầu. – Dùng kim mũi mác cắn thận tách lớp biểu bì dưới. Đặt mảnh biểu bì vừa tách lên một làm kính. – Nhỏ một giọt nước lên mảnh biểu bì, đặt lamen lên. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, rồi tăng lên 40x, tìm các khí khổng. – Mô tả và vẽ hình dạng của khí không quan sát được. |
Hướng dẫn giải:
Em hãy thực hiện quan sát khí khổng và mô tả hình ảnh quan sát được ở các vật kính 10x và 40x.
Lời giải:
– Cấu tạo của khí khổng: Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau
tạo nên khe khí khổng.
– Hình dạng của khí khổng: