Trả lời Bài tập (Chủ đề 7) trang 86 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều – Chủ đề 7. Tính chất từ của chất – sách Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Vì sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để gần la bàn các vật…
Câu 1: Vì sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để gần la bàn các vật có tính chất từ? |
Lời giải:
Vì kim la bàn là kim nam châm, để gần các vật liệu từ, kim la bàn sẽ hút chúng, khiến hướng bị kệch khỏi hướng nam bắc.
Câu 2: Có dự đoán như sau: càng gần cực Bắc của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực. Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó. |
Lời giải:
❖ Dụng cụ thí nghiệm:
+ Một lõi sắt, một cuộn dây đồng.
+ Một nguồn điện, 1 khóa k
+ Một ít ghim kẹp giấy
❖ Sơ đồ thí nghiệm:
❖ Kết quả thí nghiệm:
– Ở hai từ cực hút được nhiều ghim kẹp giấy nhất, chứng tỏ ở hai từ cực có từ trường mạnh nhất.
Câu 3: Hình dưới đây là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông điện sẽ kêu liên tục cho đến khi thôi ấn. Tại sao?
|
Lời giải:
Khi ấn và giữ Nút A, mạch điện kín, có dòng điện chạy trong mạch, cục sắt cuốn dây đồng trở thành nam châm điện, sẽ hút búa gỗ (có lõi bằng sắt) dập vào hai đầu => chuông kêu.