Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Bài tập (Chủ đề 4) trang 53 Khoa học tự nhiên 7...

Bài tập (Chủ đề 4) trang 53 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều: Một chiếc xe đi được quãng đường 600m trong 30s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?

Giải chi tiết Bài tập (Chủ đề 4) trang 53 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều – Chủ đề 4. Tốc độ – sách Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Một chiếc xe đi được quãng đường 600m trong 30s. Tốc độ của xe là bao nhiêu….

Câu 1: Một chiếc xe đi được quãng đường 600m trong 30s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

– Xác định tốc độ chuyển động của xe theo công thức: \(\)\(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải:

Tốc độ chuyển động của xe là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{600}}{{30}} = 20(m/s)\)

Câu 2: Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8m/s.

– Xe đi được bao xa trong 8s?

– Cần bao lâu để xe đi được 160m?

Hướng dẫn:

– Tốc độ chuyển động của xe tính theo công thức: \(\)\(v = \frac{s}{t} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}s = v.t\\t = \frac{s}{v}\end{array} \right.\)

Lời giải:

– Quãng đường xe đi được trong 8s là: s = v.t = 8.8 = 64 (m/s)

– Thời gian để đi được 160m là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{{160}}{8} = 20(s)\)

Câu 3: Tính tốc độ chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động H 8.5.

Hướng dẫn:

– Với mỗi đoạn đồ thị để xác định thời gian chuyển động ta làm như sau:

+ Từ điểm đầu, kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, để xác định thời điểm bắt đầu tính chuyển động: t1

+ Từ điểm cuối, kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, để xác định thời điểm cuối tính chuyển động: t2

=> Thời gian chuyển động, là hiệu 2 thời gian trên: t = t2 – t1

– Với mỗi đoạn đồ thị để xác định quãng đường chuyển động ta làm như sau:

+ Từ điểm đầu, kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường, để xác định vị trí bắt đầu tính chuyển động: s1

+ Từ điểm cuối, kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường, để xác định vị trí cuối tính chuyển động: s2

=> Quãng đường chuyển động là hiệu hai vị trí trên: s = s2 – s1

– Xác định tốc độ chuyển động của mỗi xe theo công thức: \(\)\(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải:

– Từ đồ thị ta thấy:

+ Thời gian chuyển động của xe là t = 4s

+ Quãng đường xe đã đi là: s = 20m

– Vậy, tốc độ chuyển động của xe là: \(\)\(v = \frac{s}{t} = \frac{{20}}{4} = 5(m/s)\)

Câu 4: Trong hình 8.6, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi dài.

a) Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu?

Hướng dẫn:

– Với mỗi đoạn đồ thị để xác định quãng đường chuyển động ta làm như sau:

+ Từ điểm đầu, kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường, để xác định vị trí bắt đầu tính chuyển động: s1

+ Từ điểm cuôi, kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường, để xác định vị trí cuối tính chuyển động: s2

=> Quãng đường chuyển động là hiệu hai vị trí trên: s = s2 – s1

Lời giải chi tiết:

Từ đồ thị ta thấy: Trong 1 giờ đầu xe A đi được quãng đường là 50km.

b) Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi?

Hướng dẫn:

Với mỗi đoạn đồ thị để xác định thời gian chuyển động ta làm như sau:

+ Từ điểm đầu, kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, để xác định thời điểm bắt đầu tính chuyển động: t1

+ Từ điểm cuôi, kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian, để xác định thời điểm cuối tính chuyển động: t2

=> Thời gian chuyển động, là hiệu 2 thời gian trên: t = t2 – t1

– Xác định tốc độ chuyển động của mỗi xe theo công thức: \(\)\(v = \frac{s}{t}\)

– Xe nào có tốc độ lớn hơn sẽ chuyển động nhanh hơn.

Lời giải:

Trong giờ thứ 2 của chuyện động, đồ thị của xe A có hướng đi lên, chứng tỏ tốc độ của xe A đang tăng.

c) Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?

Lời giải:

Tốc độ của xe A trong 1 giờ đầu là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{50}}{1} = 50(km/h)\)

Tốc độ của xe B trong 1 giờ đầu là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{25}}{1} = 25(km/h)\)

Vì vA > vB, nên trong một giờ đầu xe B chuyển động chậm hơn xe A.