Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức Câu 7.14 Bài 7 (trang 26, 27, 28) SBT Khoa học tự...

Câu 7.14 Bài 7 (trang 26, 27, 28) SBT Khoa học tự nhiên lớp 7: Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của hợp chất được tạo thành bởi: a) K và Cl, Ba và Cl, Al và Cl

Đáp án Câu 7.14 Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học (trang 26, 27, 28) – SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Kết nối tri thức. Gợi ý: Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố.

Câu hỏi/Đề bài:

Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của hợp chất được tạo thành bởi:

a) K và Cl, Ba và Cl, Al và Cl.

b) K và nhóm SO4, Ba và nhóm SO4, Al và nhóm SO4.

(Biết khối lượng nguyên tử của K = 39; Cl = 35,5; Ba = 137; Cl = 27; S = 32; O = 16).

Hướng dẫn:

– Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

– Quy ước:

+ Nguyên tố H luôn có hóa trị I.

⇨ Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bằng bấy nhiêu,

+ Nguyên tố O luôn có hóa trị II.

– Khối lượng phân tử AxBy

\({{\rm{M}}_{{{\rm{A}}_{\rm{x}}}{{\rm{B}}_{\rm{y}}}}}{\rm{ = x }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{\rm{A}}}{\rm{ + y }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{\rm{B}}}\)

Lời giải:

a) * K và Cl

Ta có công thức hóa học dạng chung của potassium và chlorine là \({\rm{K}}_{\rm{x}}^{\rm{I}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . I = y . I

\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{\rm{I}}}{\rm{ = }}\frac{1}{{\rm{1}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 1.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là KCl.

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{M}}_{{\rm{KCl}}}}{\rm{ = 1 }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{\rm{K}}}{\rm{ + 1 }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{{\rm{Cl}}}}\\{\rm{ = 39 + 35,5 = 74,5 (amu)}}\end{array}\)

* Ba và Cl

Ta có công thức hóa học dạng chung của barium và chlorine là \({\rm{Ba}}_{\rm{x}}^{{\rm{II}}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . II = y . I

\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{{\rm{II}}}}{\rm{ = }}\frac{1}{{\rm{2}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 2.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là BaCl2.

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{M}}_{{\rm{BaC}}{{\rm{l}}_2}}}{\rm{ = 1 }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{{\rm{Ba}}}}{\rm{ + 2 }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{{\rm{Cl}}}}\\{\rm{ = 137 + 2 }}{\rm{. 35,5 = 208 (amu)}}\end{array}\)

* Al và Cl

Ta có công thức dạng chung của aluminium và chlorine: \({\rm{Al}}_{\rm{x}}^{{\rm{III}}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: x . III = y . I

\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{{\rm{III}}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{3}}}\)

⇨ Chọn x = 1; y = 3.

⇨ Công thức hóa học cần tìm là AlCl3.

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{M}}_{{\rm{AlC}}{{\rm{l}}_3}}}{\rm{ = 1 }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{{\rm{Al}}}}{\rm{ + 3 }}{\rm{. }}{{\rm{M}}_{{\rm{Cl}}}}\\{\rm{ = 27 + 3 }}{\rm{. 35,5 = 133,5 (amu)}}\end{array}\)

b) * Ta có công thức hóa học chung của potassium và gốc sunfat là: \({K_x}{(S{O_4})_y}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x. II = y. I

\(\frac{x}{y} = \frac{2}{1}\)

Chọn x = 2; y = 1

Công thức hóa học cần tìm là:

\({M_{{K_2}SO4}}\)= 2. \({M_K}\)+ 1.\({M_{BaS{O_{_4}}}} = 1.{M_{Ba}} + 1.{M_{S{O_4}}}\)= 2.39 + 1. 96 = 174 (amu)

* Ta có công thức hóa học chung của barium và gốc sunfat là: \(B{a_x}{(SO4)_y}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị: x. II = y. II

\(\frac{x}{y} = \frac{2}{2}\)

Chọn x = 1; y= 1

Công thức hóa học cần tìm là : \(BaS{O_4}\)

\({M_{BaS{O_4}}} = 1.{M_{Ba}} + 1.{M_{S{O_4}}}\) = 137 + 96 = 233(amu)

* Ta có công thức hóa học chung của alumiat và gốc sunfat là:

Áp dụng quy tắc hóa trị: x. II = y. III

\(\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\)

Chọn x = 2; y = 3

Công thức hóa học cần tìm là \(A{l_2}{(S{O_4})_3}\)

\({M_{A{l_2}{{(SO4)}_3}}} = 2.{M_{Al}} + 3.{M_{S{O_4}}}\) = 2.27 + 3.96 = 324(amu)