Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SBT KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo Câu 32.7 trang 80 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 –...

Câu 32.7 trang 80 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 – Chân trời sáng tạo: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bước Trồng vài hạt đỗ/lạc/ngô đang nảy mầm vào cố chứa đất ẩm

Giải chi tiết Câu 32.7 trang 80 Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ.

Câu hỏi/Đề bài:

Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:

Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/lạc/ngô đang nảy mầm vào cố chứa đất ẩm.

Bước 2: Cắt bỏ hai đầu vỏ chai nhựa (lưu ý sử dụng vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây).

Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thước như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau.

Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh phần vỏ chai để ánh sáng không lọt vào.

Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cố trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên.

Bước 6: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng xảy ra sau 1 tuần.

a) Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì?

b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm?

c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.

Hướng dẫn:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

Lời giải:

a) Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.

b) Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các khe hở của miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng.

c) Kết quả: Cây phát triển về phía các khe hở có ánh sáng lọt qua, vì cây có tính hướng sáng.