Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều Câu 6.5 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 –...

Câu 6.5 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 – Cánh diều: Xác định hoá trị của Ba và Cr trong các hợp chất với O. Biết một nguyên tử Ba liên kết với một nguyên tử O

Giải chi tiết Câu 6.5 trang 19 Bài 6. Hóa trị – công thức hóa học SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Cánh diều. Tham khảo: Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên.

Câu hỏi/Đề bài:

a) Xác định hoá trị của Ba và Cr trong các hợp chất với O. Biết một nguyên tử Ba liên kết với một nguyên tử O, hai nguyên tử Cr liên kết với ba nguyên tử O.

b) Xác định hoá trị của Al trong hợp chất aluminium hydroxide. Biết một nguyên tử Al liên kết với ba nhóm (OH).

c) Xác định hoá trị của Cu trong hợp chất copper sulfate. Biết trong hợp chất này, mỗi nguyên tử Cu liên kết với một nhóm (SO4).

Hướng dẫn:

– Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học.

– Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.

– Hóa trị được biểu diễn bằng số La Mã.

– Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.

– Quy ước:

+ Nguyên tố H có hóa trị I.

-> Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bằng bấy nhiêu,

+ Nguyên tố O có hóa trị II.

Lời giải:

→ Công thức hóa học: BaO.

Gọi hóa trị của Ba cần tìm là A.

Ta có công thức dạng chung: \({\rm{Ba}}_{\rm{1}}^{{\rm{II}}}{\rm{O}}_{\rm{1}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị:

\(\begin{array}{l}{\rm{A }}{\rm{. 1 = II }}{\rm{. 1}}\\ \Rightarrow {\rm{A = }}\frac{{{\rm{II }}{\rm{. 1}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = II}}\end{array}\)

Vậy hóa trị của Ba trong hợp chất trên có hóa trị II.

Hai nguyên tử Cr liên kết với ba nguyên tử O.

→ Công thức hóa học: Cr2O3.

Gọi hóa trị của Cr cần tìm là A.

Ta có công thức dạng chung: \({\rm{Cr}}_{\rm{2}}^{\rm{A}}{\rm{O}}_{\rm{3}}^{{\rm{II}}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị:

\(\begin{array}{l}{\rm{A }}{\rm{. 2 = II }}{\rm{. 3}}\\ \Rightarrow {\rm{A = }}\frac{{{\rm{II }}{\rm{. 3}}}}{2}{\rm{ = III}}\end{array}\)

Vậy hóa trị của Cr trong hợp chất trên có hóa trị III.

b) Một nguyên tử Al liên kết với ba nhóm (OH).

→ Công thức hóa học: Al(OH)3

Hóa trị nhóm (OH) là I.

Gọi hóa trị của Al cần tìm là A.

Ta có công thức dạng chung: \({\rm{Al}}_{\rm{1}}^{\rm{A}}{\rm{(OH)}}_3^{\rm{I}}\)

Áp dụng quy tắc hóa trị:

\(\begin{array}{l}{\rm{A }}{\rm{. 1 = I }}{\rm{. 3}}\\ \Rightarrow {\rm{A = }}\frac{{{\rm{I }}{\rm{. 3}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = III}}\end{array}\)

Vậy hóa trị của Al trong hợp chất trên có hóa trị III.

c) Mỗi nguyên tử Cu liên kết với một nhóm (SO4).

→ Công thức hóa học: CuSO4

Hóa trị nhóm (SO4) là II.

Gọi hóa trị của Cu cần tìm là A

Ta có công thức dạng chung:

Áp dụng quy tắc hóa trị: x . A = y . II

\(\begin{array}{l}{\rm{A }}{\rm{. 1 = II }}{\rm{. 1}}\\ \Rightarrow {\rm{A = }}\frac{{{\rm{II }}{\rm{. 1}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = II}}\end{array}\)

Vậy hóa trị của Cu trong hợp chất trên có hóa trị II.