Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều Câu 31.7 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 –...

Câu 31.7 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 – Cánh diều: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Trả lời Câu 31.7 trang 68 Bài 31. Sinh trưởng và phát triển ở động vật SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Cánh diều. Hướng dẫn: Tìm hiểu chu trình sinh trưởng và phát triển của bướm rồi từ đó rút ra những sự biến đổi.

Câu hỏi/Đề bài:

Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Hướng dẫn:

Tìm hiểu chu trình sinh trưởng và phát triển của bướm rồi từ đó rút ra những sự biến đổi qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bướm sẽ nhận thấy được vì sao bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng so với loài sâu bướm phá hoại.

Lời giải:

Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng vì:

– Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzyme tiêu hóa cellulose nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc ăn lá cây của sâu bướm khiến cây cối bị tổn thương, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng.

– Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme saccharase tiêu hóa đường saccharose. Việc hút mật hoa của bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng, thậm chí còn giúp ích cho việc thụ phấn của cây trồng.