Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều Câu 22.5 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 –...

Câu 22.5 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 – Cánh diều: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống

Giải Câu 22.5 trang 49 Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 7 Cánh diều. Hướng dẫn: Hô hấp tế bào chịu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và nước.

Câu hỏi/Đề bài:

Sắp xếp các bước sau theo thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.

a) Sau 3 – 4 ngày đếm số hạt nảy mầm.

b) Cho vào 3 cốc, mỗi cốc 10 hạt đậu xanh, tương ứng như sau:

Cốc 1: Hạt đậu nhỏ, sâu mọt (giống xấu).

Cốc 2: Hạt đậu to, mẩy, bóng sáng (giống tốt).

Cốc 3: Hạt đậu nhỏ, lép, sẫm màu (giống xấu).

c) Sử dụng các điều kiện bên ngoài (độ ẩm, không khí và nhiệt độ) cần cho hạt đậu xanh nảy mầm giống nhau.

Hướng dẫn:

Hô hấp tế bào chịu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ khí oxygen, carbon dioxide. Hô hấp tế bào giảm ở nhiệt độ thấp, hàm lượng nước trong tế bào giảm, nồng độ khí oxygen trong tế bào thấp và nồng độ khí carbon dioxide cao.

Trong quá trình bảo quản lương thực, thực phẩm, người ta thường khống chế sao cho hô hấp tế luôn ở mức tối thiểu bằng các biện pháp bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp và khí carbon dioxide cao.

Lời giải:

Sắp xếp thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

– Bước 1: b. Cho vào 3 cốc, mỗi cốc 10 hạt đậu xanh, tương ứng như sau:

Cốc 1: Hạt đậu nhỏ, sâu mọt (giống xấu).

Cốc 2: Hạt đậu to, mẩy, bóng sáng (giống tốt).

Cốc 3: Hạt đậu nhỏ, lép, sẫm màu (giống xấu).

– Bước 2: c. Sử dụng các điều kiện bên ngoài (độ ẩm, không khí và nhiệt độ) cần cho hạt đậu xanh nảy mầm giống nhau.

– Bước 3: a. Sau 3 – 4 ngày đếm số hạt nảy mầm.