Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 Đề thi đề kiểm tra KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức Đề thi giữa học kì 1 khoa học tự nhiên 7 Kết...

Đề thi giữa học kì 1 khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức – Đề số 7: Đề thi I. Trắc nghiệm Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát

Gợi ý giải Đề thi giữa học kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức – Đề số 7 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 7 – Đề thi đề kiểm tra KHTN lớp 7 Kết nối tri thức. Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?…

Đề thi

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 2: Khối lượng nguyên tử bằng

A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.

B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.

C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron.

D. tổng khối lượng neutron và electron.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là

A. 7. B. 8.

C. 9. D. 10.

Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:

Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?

A. A, B, D. B. A, B.

C. A, D. D. B, D.

Câu 5: Chất được chia thành hai loại lớn là

A. Đơn chất và hỗn hợp.

B. Hợp chất và hỗn hợp.

C. Đơn chất, hỗn hợp, hợp chất.

D. Đơn chất và hợp chất.

Câu 6: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách

A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.

B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.

C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.

D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Câu 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc

A. nguyên tử khối tăng dần B. tính kim loại tăng dần

C. điện tích hạt nhân tăng dần D. tính phi kim tăng dần

Câu 8: Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. 5 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí

của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm VI. B. chu kỳ 7, nhóm III.

C. chu kỳ 3, nhóm VII. D. chu kỳ 7, nhóm VI.

Câu 10: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng?

A. Iodine. B. Bromine. C. Chlorine. D. Fluorine.

Câu 11: Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Phát biểu

nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 7 electron.

B. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 17 electron.

C. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là kim loại; có 17 proton, có 7 electron.

D. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 7 electron.

Câu 12: Lí do những nguyên tố hoá học của nhóm IA không thể tìm thấy dạng đơn chất trong tự

nhiên:

A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động. B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.

C. Vì chúng do con người tạo ra. D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.

II. Tự luận

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt.

Câu 2: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố trên?

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của nguyên tố hóa học trên?

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1D

2B

3B

4C

5D

6C

7C

8B

9C

10C

11B

12B

Câu 1: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 2: Khối lượng nguyên tử bằng

A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.

B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.

C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron.

D. tổng khối lượng neutron và electron.

Hướng dẫn:

Khối lượng nguyên tử bằng tổng số hạt p + n

Lời giải:

Đáp án B

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là

A. 7. B. 8.

C. 9. D. 10.

Hướng dẫn:

Tổng số hạt trong X: p + n + e = 24 Mà p = e = 8 => n = 8

Lời giải:

Đáp án B

Câu 4: Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:

Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?

A. A, B, D. B. A, B.

C. A, D. D. B, D.

Hướng dẫn:

Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học nếu có cùng số prontons

Lời giải:

Đáp án C

Câu 5: Chất được chia thành hai loại lớn là

A. Đơn chất và hỗn hợp.

B. Hợp chất và hỗn hợp.

C. Đơn chất, hỗn hợp, hợp chất.

D. Đơn chất và hợp chất.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 6: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách

A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.

B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.

C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.

D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Hướng dẫn:

Oxygen và hydrogen góp chung electron để tạo liên kết

Lời giải:

Đáp án C

Câu 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc

A. nguyên tử khối tăng dần B. tính kim loại tăng dần

C. điện tích hạt nhân tăng dần D. tính phi kim tăng dần

Lời giải:

Đáp án C

Câu 8: Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. 5 B. 7 C. 8 D. 9

Lời giải:

Đáp án B

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí

của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm VI. B. chu kỳ 7, nhóm III.

C. chu kỳ 3, nhóm VII. D. chu kỳ 7, nhóm VI.

Hướng dẫn:

Dựa vào số lớp electron và electron lớp ngoài cùng để tìm ra vị trí của nguyên tố X

Lời giải:

Đáp án C

Câu 10: Nguyên tố nào được sử dụng trong thuốc tẩy gia dụng?

A. Iodine. B. Bromine. C. Chlorine. D. Fluorine.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 11: Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Phát biểu

nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 7 electron.

B. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 17 electron.

C. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là kim loại; có 17 proton, có 7 electron.

D. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 7 electron.

Hướng dẫn:

Dựa vào điện tích hạt nhân để xác định vị trí của nguyên tố X

Lời giải:

Đáp án B

Câu 12: Lí do những nguyên tố hoá học của nhóm IA không thể tìm thấy dạng đơn chất trong tự nhiên:

A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động. B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.

C. Vì chúng do con người tạo ra. D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.

Hướng dẫn:

Nguyên tố hóa học nhóm IA là các kim loại hoạt động mạnh nên chúng thường tạo thành hợp chất với các nguyên tử của nguyên tố khác.

Lời giải:

Đáp án B

II. Tự luận

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt.

Lời giải:

(1) P + E + N = 82

(2) P + E = 22 + N

=> P + E = (82 + 22) : 2 = 54

Mà P = E => P = E = 26; N = 28

Câu 2: Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố trên?

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của nguyên tố hóa học trên?

Lời giải:

a) Nhìn vào hình ô nguyên tố ta biết được

Kí hiệu hóa học của nguyên tố copper (Cu)

Khối lượng nguyên tử : 64

Số p = e = 29; số n = 64 – 29 = 35

b, ứng dụng của copper trong cuộc sống: làm lõi dây điện, làm mâm đồng, chuông đồng…