Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 Đề thi đề kiểm tra KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo Đề thi giữa học kì 1 khoa học tự nhiên 7 Chân...

Đề thi giữa học kì 1 khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo – Đề số 7: Đề thi I. Trắc nghiệm Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử? A. Các hạt mang điện tích âm (electron). B

Vận dụng kiến thức giải Đề thi giữa học kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo – Đề số 7 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 7 – Đề thi đề kiểm tra KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo. Câu 1: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử? A….

Đề thi

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).

B. Các hạt neutron và hạt proton.

C. Các hạt neutron không mang điện.

D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 2: Khối lượng nguyên tử của carbon là

A. 16 amu. B. 12 amu. C. 6 amu. D. 24 amu.

Câu 3: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là

A. số proton trong nguyên tử. B. số neutron trong nguyên tử.

C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và neutron trong hạt nhân.

Câu 4: Khối lượng phân tử Cu(OH)2 bằng bao nhiêu amu?

A. 64 B. 17 C. 98 D. 90

Câu 5: Phân tử Al2O3 được hình thành do

A. sự kết hợp giữa 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

B. sự kết hợp giữa 2 ion Al3+ và ion O2-

C. sự kết hợp giữa 2 ion Al3+ và 3 ion O2-

D. sự kết hợp giữa ion Al3+ và ion O2-

Câu 6: Xác định công thức hóa học của potassium oxide. Biết K có hóa trị I và khối lượng phân tử của potassium oxide là 94amu

A. KO2 B. K2O C. KO D. KO4

Câu 7: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào dưới đây?

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe2(SO4)3. D. FeCl3.

Câu 8: Biết rằng 2 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Nguyên tố X là

A. He (helium). B. H (hydrogen). C. N (nitrogen). D. O (oxygen).

Câu 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

D. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Câu 10: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.

B. Điện tích hạt nhân là +11, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.

C. Điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.

D. Điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.

II. Tự luận

Câu 1: Hợp kim chứa nguyên tố Aluminium (Al) nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay,…. nguyên tử nguyên tố Aluminium (Al) có tổng số các loại hạt cơ bản là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Xác định số số hạt proton, neutron, electron, viết kí hiệu nguyên tử của Aluminium (Al).

Câu 2: Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử lithium fluoride như

sau:

Hãy cho biết:

a. Nguyên tử Li và nguyên tử F đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.

b. Sau khi nhường (nhận) electron để hình thành liên kết ion thì lớp vỏ của nguyên

tử Li và nguyên tử F giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1B

2B

3A

4C

5C

6B

7A

8D

9D

10A

Câu 1: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).

B. Các hạt neutron và hạt proton.

C. Các hạt neutron không mang điện.

D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Hướng dẫn:

Dựa vào cấu tạo của nguyên tử

Lời giải:

Phát biểu A sai vì hạt electron ở vỏ nguyên tử.

Phát biểu B đúng và phát biểu D sai vì hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hai loại hạt là proton và neutron (Riêng với nguyên tử hydrogen, hạt nhân chỉ chứa hạt proton).

Phát biểu C sai vì trong hạt nhân nguyên tử còn có hạt proton mang điện tích dương và hạt neutron không mang điện tích.

⇨ Chọn B.

Câu 2: Khối lượng nguyên tử của carbon là

A. 16 amu. B. 12 amu. C. 6 amu. D. 24 amu.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 3: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là

A. số proton trong nguyên tử. B. số neutron trong nguyên tử.

C. số electron trong hạt nhân. D. số proton và neutron trong hạt nhân.

Lời giải:

Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố = số proton trong nguyên tử

Câu 4: Khối lượng phân tử Cu(OH)2 bằng bao nhiêu amu?

A. 64 B. 17 C. 98 D. 90

Hướng dẫn:

Khối lượng phân tử = tổng khối lượng các nguyên tử của nguyên tố tạo nên phân tử

Lời giải:

Khối lượng phân tử Cu(OH)2 = khối lượng nguyên tử Cu + 2. Khối lượng nguyên tử O + 2. Khối lượng nguyên tử H = 64 + 2.32 + 2 = 98amu

Câu 5: Phân tử Al2O3 được hình thành do

A. sự kết hợp giữa 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

B. sự kết hợp giữa 2 ion Al3+ và ion O2-

C. sự kết hợp giữa 2 ion Al3+ và 3 ion O2-

D. sự kết hợp giữa ion Al3+ và ion O2-

Lời giải:

Al2O3 được hình thành do sự kết hợp giữa 2 ion Al3+ và 3 ion O2-

Đáp án C

Câu 6: Xác định công thức hóa học của potassium oxide. Biết K có hóa trị I và khối lượng phân tử của potassium oxide là 94amu

A. KO2 B. K2O C. KO D. KO4

Hướng dẫn:

Dựa vào hóa trị của K và khối lượng phân tử của potassium oxide để xác định công thức hóa học

Lời giải:

Vì K có hóa trị I nên công thức hóa học là: KxO

Vì khối lượng phân tử potassium oxide = x. MK + MO = 94amu => x. 39 + 16 = 94 => x = 2

(Với M là kí hiệu khối lượng nguyên tử)

Vậy công thức hóa học là: K2O

Câu 7: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào dưới đây?

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe2(SO4)3. D. FeCl3.

Lời giải:

Đáp án A vì trong FeO nguyên tử O có hóa trị II nên tỉ lệ tối giản là: 1: 1

Câu 8: Biết rằng 2 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Nguyên tố X là

A. He (helium). B. H (hydrogen). C. N (nitrogen). D. O (oxygen).

Hướng dẫn:

Dựa vào khối lượng của 2 nguyên tử magnesium để xác định nguyên tố X

Lời giải:

2 nguyên tử magnesium nặng: 2.24 = 48 (amu) vì 2 nguyên tử Mg nặng bằng 3 nguyên tố X nên khối lượng nguyên tử X là: 48 : 3 = 16 (amu) (oxygen)

Đáp án D

Câu 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:

A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.

D. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.

Hướng dẫn:

Dựa vào nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Lời giải:

Đáp án D

Câu 10: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.

B. Điện tích hạt nhân là +11, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.

C. Điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.

D. Điện tích hạt nhân là +11, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.

Phương pháp giải

Dựa vào số hiệu nguyên tử, chu kì và nhóm của nguyên tố X để xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn

Lời giải:

Đáp án A

II. Tự luận

Câu 1: Hợp kim chứa nguyên tố Aluminium (Al) nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay,…. nguyên tử nguyên tố Aluminium (Al) có tổng số các loại hạt cơ bản là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Xác định số số hạt proton, neutron, electron, viết kí hiệu nguyên tử của Aluminium (Al).

Lời giải:

Ta có: số e = số p = Z; số n = N

\(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{2Z + N = 40}}\\{\rm{2Z\;\; – \;N\; = 12}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \) \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{Z = 13}}\\{\rm{N\; = 1}}4\end{array} \right.\)

số e = số p = Z= 13 và số N=14

kí hiệu nguyên tử: \({}_{27}^{13}Al\)

Câu 2: Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử lithium fluoride như

sau:

Hãy cho biết:

a. Nguyên tử Li và nguyên tử F đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.

b. Sau khi nhường (nhận) electron để hình thành liên kết ion thì lớp vỏ của nguyên

tử Li và nguyên tử F giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Lời giải:

a) Theo sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử lithium fluoride ta thấy

Nguyên tử Li cho 1 electron lớp ngoài cùng để thành ion dương Li+, nguyên tử fluoride nhận 1 electron từ lithium để có 8 electron lớp ngoài cùng

b) Sau khi nhường 1 electron lớp ngoài, nguyên tử lithium còn 2 electron giống với nguyên tử khí hiếm helium,