Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 Đề thi đề kiểm tra KHTN lớp 7 - Cánh Diều Đề thi giữa kì 1 khoa học tự nhiên 7 Cánh diều...

Đề thi giữa kì 1 khoa học tự nhiên 7 Cánh diều – Đề số 8: Đề thi I. Trắc nghiệm Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. electron và neutron. C. proton và neutron. D. proton và electron

Vận dụng kiến thức giải Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Cánh diều – Đề số 8 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 8 – Đề thi đề kiểm tra KHTN lớp 7 Cánh Diều. Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. electron và neutron….

Đề thi

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron. B. electron và neutron.

C. proton và neutron. D. proton và electron.

Câu 2: Kí hiệu hóa học của nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) là

A. Ni. B. Ag. C. Fe. D. S.

Câu 3: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố là phi kim?

A. Na. B. S. C. Al. D. Be.

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí

của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm VI. B. chu kỳ 7, nhóm III.

C. chu kỳ 3, nhóm VII. D. chu kỳ 7, nhóm VI.

Câu 5: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X là 27, số hạt không mang điện là 14. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

A. 14- B. 13- C. 13+ D. 14+

Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Đơn chất là chất trong phân tử chỉ có một nguyên tử

B. Đơn chất là chất mà phân tử gồm các nguyên tử có khối lượng bằng nhau

C. Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau

D. Trong đơn chất, các nguyên tử có điện tích hạt nhân giống nhau

Câu 7: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hydrogen?

A. Nguyên tử carbon góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.

B. Nguyên tử carbon góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.

C. Nguyên tử carbon góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.

D. Nguyên tử carbon góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hydrogen

Câu 8: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách

A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.

B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.

C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.

D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Câu 9: Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

A. CO2.

B. CO2.

C. CO2.

D. Co2.

Câu 10: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.

B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.

C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với

nguyên tố đó.

D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

II. Tự luận

Câu 1: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.

a) Tính số proton, số neutron và số electron của nguyên tử X

b) Tính khối lượng nguyên tử X

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp

Câu 2: Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1D

2D

3B

4C

5C

6C

7A

8C

9C

10A

Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron. B. electron và neutron.

C. proton và neutron. D. proton và electron.

Hướng dẫn:

Trong nguyên tử, hạt mang điện tích là proton và electron

Lời giải:

Đáp án D

Câu 2: Kí hiệu hóa học của nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) là

A. Ni. B. Ag. C. Fe. D. S.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 3: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố là phi kim?

A. Na. B. S. C. Al. D. Be.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí

của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm VI. B. chu kỳ 7, nhóm III.

C. chu kỳ 3, nhóm VII. D. chu kỳ 7, nhóm VI.

Hướng dẫn:

Số lớp 3 = số chu kì; số electron lớp ngoài cùng = số nhóm

Lời giải:

Đáp án C

Câu 5: Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X là 27, số hạt không mang điện là 14. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là

A. 14- B. 13- C. 13+ D. 14+

Hướng dẫn:

Tính số proton để xác định điện tích hạt nhân

Lời giải:

P = A – N = 27 – 14 = 13

Vì P mang điện tích dương nên điện tích hạt nhân: 13+

Đáp án C

Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Đơn chất là chất trong phân tử chỉ có một nguyên tử

B. Đơn chất là chất mà phân tử gồm các nguyên tử có khối lượng bằng nhau

C. Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau

D. Trong đơn chất, các nguyên tử có điện tích hạt nhân giống nhau

Hướng dẫn:

Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau

Lời giải:

Đáp án C

Câu 7: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hydrogen?

A. Nguyên tử carbon góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.

B. Nguyên tử carbon góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.

C. Nguyên tử carbon góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hydrogen.

D. Nguyên tử carbon góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hydrogen

Hướng dẫn:

Mỗi liên kết cộng hóa trị các nguyên tử của nguyên tố góp chung 1 electron để hình thành liên kết

Lời giải:

Đáp án A

Câu 8: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách

A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.

B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.

C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.

D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.

Hướng dẫn:

Nguyên tử oxygen và hydrogen góp chung electron để tạo liên kết

Lời giải:

Đáp án C

Câu 9: Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

A. CO2.

B. CO2.

C. CO2.

D. Co2.

Hướng dẫn:

Carbon dioxde có 1 carbon và 2 oxygen

Lời giải:

Carbon dioxide: CO2

Đáp án C

Câu 10: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.

B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.

C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với

nguyên tố đó.

D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Lời giải:

Đáp án A

II. Tự luận

Câu 1: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.

a) Tính số proton, số neutron và số electron của nguyên tử X

b) Tính khối lượng nguyên tử X

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp

Lời giải:

a) (1) P + E + N = 46

(2) P + E = 14 + N

=> P = E = 15; N = 16

b) Khối lượng nguyên tử X: P + N = 15 + 16 = 31

c) Nguyên tử X có 15 electron, lớp thứ 1 có 2 electron, lớp 2 có 8 electron, lớp 3 có 5 electron => X có 3 lớp electron

Câu 2: Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).

Lời giải:

Gọi công thức tổng quát của oxide là MO3

\(\begin{array}{l}\% M = 100\% – 60\% = 40\% \\\% M = \frac{{{M_M}}}{M}.100\% = \frac{{{M_M}}}{{80}}.100\% = 40\% \\ \to {M_M} = 32\end{array}\)

Công thức hóa học: SO3