Hướng dẫn giải Câu hỏi Khám phá 1 trang 34 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp – Cánh diều – Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng. Gợi ý: Trực quan.
Câu hỏi/Đề bài:
Hình ảnh: (trang 33, 34)
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.
b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm trong bảng dưới đây
Hướng dẫn:
– Trực quan
– Liên hệ bản thân
– Liên hệ thực tế
Lời giải:
a)
-Tình huống gây căng thẳng trong các hình ảnh trên là hình 1, hình 2, hình 4. Tình huống ở hình ảnh 3 không phải là tình huống căng thẳng vì các bạn học sinh trong ảnh đều vui chơi rất vui vẻ.
– Những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống:
+ Tình huống 1: Bạn nữ trong ảnh đang căng thẳng vì bạn đang ôn thi cho bài thi ngày mai nhưng em gái bên cạnh luôn khóc. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, mất tập trung, bực bội.
+ Tình huống 2: Bạn nam trong ảnh đang căng thẳng vì bạn bị điểm thấp không đạt được kì vọng của bố mẹ. Biểu hiện của căng thẳng là lo lắng, hoảng sợ.
+ Tình huống 4: Bạn nữ trong ảnh căng thẳng vì bạn bị các bạn xa lánh, không ai chơi cùng. Biểu hiện của căng thẳng là lo lắng, buồn bã.
b)
– Bạn A là sao đỏ của trường. Trong giờ kiểm tra đầu giờ bạn A đã ghi lỗi bạn B vì bạn đi muộn. Cuối giờ trên đường đi học về, bạn A bị bạn B dọa đánh. Hôm sau bạn A rơi vào trạng thái căng thẳng với biểu hiện:
+ Cảm xúc: lo lắng, hoảng sợ
+ Thể chất: mất ngủ, mệt mỏi, uể oải.
+ Tinh thần: mất tập trung vào việc học.
-Tình huống: Bạn C là học sinh giỏi môn văn. Nhưng do trước hôm thi bạn không ôn bài khiến cho kết quả bài kiểm tra không được tốt. Bạn C cảm thấy căng thẳng vì không đạt được kì vọng của thầy cô và bố mẹ. Những biểu hiện của căng thẳng:
+ Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi
+ Thể chất: mệt mỏi
+ Tinh thần: chán nản, mất tập trung.