Soạn văn Câu 4 trang 86 Vở thực hành (VTH) Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Thực hành ôn tập học kì 2 trang 83. Tham khảo: Ôn tập lại kiến thức tiếng Việt đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
Điền vào bảng sau các kiến thức tiếng Việt đã học trong kì II:
Hướng dẫn:
Ôn tập lại kiến thức tiếng Việt đã học.
Lời giải:
Bài học |
Kiến thức tiếng Việt |
Ví dụ |
Chuyện kể về những người anh hùng |
– Củng cố kiến thức về cụm động từ, cụm tính từ; nắm được nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ. – Luyện tập về từ ghép, từ láy, phân loại 2 loại từ này. – Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh. – Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt. – Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. |
– Ví dụ biện pháp tu từ so sánh: + Giặc Ân chết như ngả rạ. + Tháng Gióng lớn nhanh như thổi. |
Thế giới cổ tích |
– Cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản (suy đoán, tra từ điển) – Mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể. – Biện pháp tu từ điệp ngữ. |
– Ví dụ biện pháp tu từ điệp ngữ. Cô bé đợi mãi, đợi mãi mà vẫn chưa thấy ba mẹ đến đón. |
Khác biệt và gần gũi |
– Củng cố kiến thức về trạng ngữ. – Nhận diện và hiểu nghĩa của thành ngữ. – Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. |
– Ví dụ trạng ngữ: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước” |
Trái Đất – ngôi nhà chung |
– Đặc điểm và chức năng của văn bản và đoạn văn. – Hiện tượng vay mượn từ, đặc điểm của từ mượn và sử dụng từ mượn trong nói và viết. |
– Ví dụ: + Từ vay mượn tiếng Hán: kế hoạch, phát triển, công nghiệp, không khí, ô nhiễm. Vì chúng được dùng như từ thuần Việt. + Từ vay mượn tiếng Anh: băng, ô-dôn. Vì chúng được viết nguyên dạng hoặc viết tách từng âm tiết, hình dạng chính tả khác biệt. |