Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Vở thực hành Ngữ văn 6 Bài tập Thực hành nói và nghe trang 15 vở thực hành...

Bài tập Thực hành nói và nghe trang 15 vở thực hành ngữ văn 6: (trang 15, Vở thực hành Văn 6, tập 2) – Đề cương nội dung kể: Giới thiệu chung về truyền thuyết sẽ kể và lí do lựa chọn

Giải Giải bài tập Thực hành nói và nghe trang 15 vở thực hành ngữ văn 6 – Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng. Đề cương nội dung kể: Giới thiệu chung về truyền thuyết sẽ kể và lí do lựa chọn:…

Đề bài/câu hỏi:

(trang 15, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

– Đề cương nội dung kể:

– Giới thiệu chung về truyền thuyết sẽ kể và lí do lựa chọn:

– Câu mở đầu:

– Sơ đồ hóa cốt truyện:

– Những chi tiết và lời thoại đặc biệt cần phải nhớ:

– Lưu ý về giọng điệu kể phù hợp:

– Lưu ý về phương tiện phi ngôn ngữ cần hoặc có thể sử dụng:

– Kết thúc:

Lời giải:

Đề cương nội dung kể:

– Giới thiệu chung về truyền thuyết sẽ kể và lí do lựa chọn: Khi được học về truyền thuyết Thánh Gióng tôi cảm thấy rất thích truyền thuyết này.

– Câu mở đầu: Thánh Gióng là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam với nhiều tình tiết li kì, hấp đẫn. Sau đây tôi sẽ kể cho thầy/ cô giáo và các bạn nghe câu chuyện này:

Sơ đồ hóa cốt truyện:

1. Sự ra đời của Gióng

6. Thánh Gióng đánh tan giặc.

7. Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời.

2. Gióng lên ba vẫn đặt đâu nằm đấy, không biết nói cười.

5. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc.

8. Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.

3. Giặc Ân xâm lược, Gióng biết nói và xin nhận trách nhiệm đánh giặc.

4. Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi.

9. Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.

– Những chi tiết và lời thoại đặc biệt cần phải nhớ: Người mẹ ướm thử vào vết chân lạ và về nhà thụ thai, cậu bé 3 tuổi không biết nói cười nhưng khi nghe tiếng sứ giả đã cất tiếng nói với mẹ cho mời sứ giả vào, những lời chú bé dặn làm những vật cần thiết để đánh giặc, cậu bé lớn nhanh, bà con gom góp gạo nuôi chú bé, Thánh Gióng đánh tan giặc bay về trời,…

– Lưu ý về giọng điệu kể phù hợp: Chậm, rõ ràng, sôi nổi, đoạn cuối dùng giọng trang trọng, nghiêm túc.

– Lưu ý về phương tiện phi ngôn ngữ cần hoặc có thể sử dụng: ngôn ngữ cơ thể.

– Kết thúc: Câu chuyện đã cho ta thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước quý báu của dân tộc, từ đó mỗi người cần phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hi sinh để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.