Giải Mẫu 2 Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ văn bản Bức tranh của em gái tôi: Nghệ thuật có khả năng thức tỉnh con người – Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Bức tranh của em gái tôi là tác phẩm và tác giả Tạ Duy Anh đã tham gia cuộc thi Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong và đạt giải nhì, chỉ là một câu chuyện rất giản dị, gần gũi trong cuộc sống thường ngày nhưng qua câu chuyện, tác giả đã gửi đến mọi người một thông điệp hết sức ý nghĩa: hãy sống bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu, ta sẽ thấy cuộc đời thật đẹp và đáng yêu.
Truyện Bức tranh của em gái tôi xây dựng một tình huống hấp dẫn có kịch tính và miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật người anh qa cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong truyện – người anh và cô em gái – đều được miêu tả rất sống động, rất chân thật, gần gũi với cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diến biến tâm trạng và thái độ của nguwoif anh qua ba thời điểm.
Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn với thái độ coi thường, không cần để ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì – thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả. Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”
Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của câu chuyện bắt đầu từ đây: mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ…. Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng nguười anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu. Chỉ cần một lỗi nhỏ là “tôi” gắt um lên. Tâm lí mặc cảm, tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bài bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trước khi, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”. Dẫu vậy, tâm lí tò mò đã xui khiến cậu xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu trút một tiến thở dài… Phải chăng đó là giây phú đầu tiên mà người anh khâm phục trước tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như bị chùng xuống.
Truyện vẫn hấp dẫn nguười đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh chứng kiến bước tranh đạt giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: “Trong tranh, một chú bé nhìn ra cửa sổ nơi bầu trờ trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một tứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Vì thế, sau cái “giật sững người” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng cũng rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó xấu hổ”. Ngỡ ngàng vì không thể ngờ có bức tranh như thế. Hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy của em gái. Nhưng quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thỏa mãn và cảm thấy “xấu hổ”. Đây là lúc nhân vật nhận ra được: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia?”. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều rằng: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.