Lời giải Dàn ý chi tiết Nghị luận về chiến tranh – Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
a. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh mới có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Nhưng cho dù sống trong nền hòa bình thì những hậu quả của chiến tranh thì vẫn luôn tồn tại.
b. Thân bài
– Giải thích
+ Chiến tranh là gì? Có rất nhiều định nghĩa về hai từ chiến tranh. Nhưng hiểu một cách đơn giản: Chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có lợi ích địa vị đối lập nhau nhằm đạt được lợi ích về kinh tế hay chính trị.
+ Chiến tranh có thể diễn ra thông qua hoạt động quân sự (Đại chiến thế giới 1, Đại chiến thế giới thứ 2) hoặc phi quân sự (Chiến tranh lạnh).
– Nguyên nhân
+ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh nhưng chủ yếu là do xung đột về quyền lợi về kinh tế và chính trị.
– Hậu quả
+ Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi phương diện.
– Con người
+ Để lại những thương vong về bên ngoài:
Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người không tên không tuổi.
Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di chứng: các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam.
+ Để lại những nỗi đau ở bên trong: những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị ly tán…
– Của cải, vật chất
+ Ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Các công trình của văn minh nhân loại bị phá hủy.
+ Nền kinh tế trở nên kiệt quệ.
+ Trình độ văn hóa thấp, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
– Mối quan hệ quốc tế
+ Ngày một trở nên căng thẳng.
+ Ảnh hưởng đến nền hòa bình của toàn cầu.
– Liên hệ mở rộng
+ Từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng trong đó, phải kể đến cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước suốt một nghìn năm Bắc thuộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
– Hậu quả
+ Một nghìn năm Bắc thuộc: Nền văn hóa của người Việt cổ dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa (Những tư tưởng về Nho giáo: trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh… vẫn còn thấm sâu trong suy nghĩ của nhiều người).
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: Hàng nghìn người con Việt Nam đã phải hy sinh, biết bao cái tên ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi khi đang mang trong mình nhiều khát vọng tuổi trẻ (những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh Kim Đồng…). Chiến tranh tàn phá đất nước ta: giặc dốt giặc đói kéo theo giặc ngoại xâm (Năm 1945, hơn hai triệu đồng bào chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ..). Những hậu quả để lại di chứng đến tận sau này (bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn).
c. Kết bài
– Có thể thấy, chiến tranh thực sự là một từ ám ảnh và đáng sợ với toàn nhân loại.
– Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hãy cùng đồng lòng chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình của nhân loại.