Giải Câu siêu ngắn Mẫu 2 Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách – bài thơ – bài ca dao,… đã đọc: Không nên nhìn hình thức bên ngoài để đánh giá (qua truyện Sọ Dừa) – Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Những tác phẩm truyện cổ tích Việt Nam thường mang những ý nghĩa sâu sắc và đề cập tới những quan niệm mà tác giả dân gian muốn truyền tải tới với người đọc. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” cũng là một truyện như thế, thông qua câu truyện, tác giả dân gian đã truyền tải những ước mơ, khát vọng tươi đẹp trong cuộc sống.
Thông qua nhân vật Sọ Dừa, tác giả dân gian không chỉ nhắc nhở người đọc cần nhìn nhận con người một cách toàn diện mà còn giáo dục chúng ta về ý nghĩa của lao động. Có chăm chỉ lao động, cố gắng thì mới có được kết quả, thể hiện rõ nhất ở chính nhân vật Sọ Dừa. Sọ Dừa tuy chẳng có chân tay nhưng rất chịu khó, nhận chăn trâu cho phú ông không những thế còn chăn rất giỏi, chàng tuy có thể bằng cách này hoặc cách khác để gặp cô út nhà phú ông, nhưng không, chàng đã bằng chính sự lao động của mình, sự chăm chỉ và tài giỏi của mình để có thể gặp gỡ, chứng minh mình là một người có phẩm chất tốt đẹp. Việc lấy được cô út chính là nhờ vào sự chăm chỉ, sức lao động và sự cố gắng của Sọ Dừa, Sọ Dừa chẳng ngại việc phải tìm kiếm lễ vật, chẳng màng đến lời chê bai, khinh mỉa của phú ông.
Câu chuyện cũng đã đề cập tới ước mơ của những người nông dân hay chính những tác giả dân gian, đó là ước mơ của sự đổi đời. Nếu có thể chăm chỉ, thật thà và cố gắng nỗ lực như Sọ Dừa thì ước mơ về sự thành công và hạnh phúc như Sọ Dừa là không còn xa vời. Sọ Dừa từ một nhân vật xấu xí, thấp kém cuối cùng lại trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cưới được người vợ hiền, đỗ đạt quan trường lại thêm cuộc sống hạnh phúc. Ở đời, người ta có mơ ước cao sang đến mấy cũng chỉ quanh quẩn trong những thứ như vậy. Và không chỉ có ước mơ cho riêng mình, các tác giả dân gian còn khát khao có được sự công bằng cho xã hội.
Truyện Sọ Dừa đã truyền tải rất cụ thể và sâu sắc những khát vọng đó. Việc Sọ Dừa lấy được cô út nhà phú ông đã xóa mờ đi sự bất công giữa hai tầng lớp giàu và nghèo, ranh giới đó trong câu chuyện này đã không còn nữa. Hơn thế còn đề cập tới quy luật cuộc đời “Ở hiền gặp lành”, người thông minh, tài giỏi và chân thành, hiền lương và đức độ sẽ được gặp điều tốt đẹp, hưởng hạnh phúc. Chính là nhân vật Sọ Dừa và cô út kia, họ là những người giàu lòng yêu thương, bản chất tốt đẹp, đã có được cuộc sống mà biết bao người mơ ước. Những người đem lòng đố kị, tham lam và độc ác như hai chị của cô út sẽ bị trừng trị thích đáng, sự dối trá và lòng đố kị làm mất đi nhân cách và đạo đức con người, đẩy họ tới những con đường tội lỗi và kết thúc không mấy tốt đẹp.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, truyện cổ tích “Sọ Dừa” là tổng hợp những quan niệm sâu sắc về cuộc sống mà ông cha ta từ xưa đã đúc rút ra, mong muốn truyền tải lại cho con cháu đời sau. Chúng ta phải ghi nhớ và tiếp thu những quan niệm đó, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, xã hội công bằng.