Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Soạn văn 6 - KNTT siêu ngắn Soạn bài Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống Văn 6...

Soạn bài Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống Văn 6 tập 1 Kết nối tri thức siêu ngắn: (trang 126 Văn 6 tập 1) Hẳn là em có nhiều trải nghiệm thú vị về nơi mình sống hoặc từng đến thăm

Em chọn một trải nghiệm tiêu biểu nào đó đối với mình (trải nghiệm thăm Lăng Bác, trải nghiệm đi dã ngoại cùng lớp. Hướng dẫn Soạn bài Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn – Bài 5: Những nẻo đường xứ sở. Soạn bài Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống siêu ngắn SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối…

Đề bài/câu hỏi:

(trang 126 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hẳn là em có nhiều trải nghiệm thú vị về nơi mình sống hoặc từng đến thăm. Hãy chia sẻ những trải nghiệm ấy với mọi người để chúng ta có cơ hội làm phong phú thêm đời sống tâm hồn của mình, mở mang hiểu biết và được truyền cảm hứng khám phá vẻ đẹp cuộc sống.

Hướng dẫn:

Em chọn một trải nghiệm tiêu biểu nào đó đối với mình (trải nghiệm thăm Lăng Bác, trải nghiệm đi dã ngoại cùng lớp,…)

Lời giải:

1. TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

Em hãy đọc lại nhiều lần bài viết của mình đề nắm chắc những nội dung quan trọng không thể bỏ qua khi kể lại câu chuyện.

b. Tập luyện

Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn, có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong hai hình thức tập luyện sau:

– Tập trình bày một mình trước gương.

– Tập trình bày trước bạn bè hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.

2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

– Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.

– Bám sát mục đích chia sẻ trải nghiệm để thống nhất trong cách dùng từ ngữ xưng hô và tập trung vào diễn biến câu chuyện.

– Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp:

3. SAU KHI NÓI

– Người nghe:

+ Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

• Điều hấp dẫn, thú vị của câu chuyện.

• Những sự việc, chi tiết còn chưa rõ trong bài nói.

– Người nói:

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

• Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

• Giải thích thêm về những sự việc, chi tiết mà người nghe còn chưa rõ.