Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Soạn văn 6 - KNTT chi tiết Câu 6 trang 46 Văn 6 tập 1: Văn bản Mây và...

Câu 6 trang 46 Văn 6 tập 1: Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần)

Soạn văn Câu 6 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1 – Mây và sóng. Gợi ý: Em chú ý cách biểu đạt, gieo vần điệu của văn bản và trả lời.

Câu hỏi/Đề bài:

Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?

Hướng dẫn:

Em chú ý cách biểu đạt, gieo vần điệu của văn bản và trả lời.

Lời giải:

Cách 1

Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ.

Cách 2:

– Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” : số tiếng trong một dòng không bằng nhau, không vần,….

– Nhưng vẫn được coi là văn bản thơ bởi tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm. Trong thực tế, hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không có vần,… được gọi là thơ văn xuôi. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện về cuộc trò chuyện của em với những người “trên mây” và “trong sóng” để bày tỏ tình cảm của em với mẹ. Và nhà thơ mượn câu chuyện của em để bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha đối với trẻ thơ, với thiên nhiên, với cuộc đời bình dị.

Cách 3:

Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì:

  • Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.
  • Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.