Soạn Câu 2 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1 – Chùm ca dao về quê hương – đất nước. Gợi ý: Đọc lại phần Tri thức ngữ văn và làm câu hỏi này.
Câu hỏi/Đề bài:
Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.
Hướng dẫn:
Đọc lại phần Tri thức ngữ văn và làm câu hỏi này.
Lời giải:
Cách 1
– Bài ca dao 1:
+ Cách gieo vần: tiếng “canh gà” vần với tiếng “la đà”; tiếng “ngàn sương” vần với tiếng “mặt gương”.
+ Thanh điệu: tiếng “đà”, “Xương”, “sương”, “Hồ” là thanh bằng; tiếng “trúc”, “Võ”, “tỏa”, “Thái” là thanh trắc.
+ Nhịp thơ: 2/2/2
– Bài ca dao 2:
+ Cách gieo vần: tiếng “bao xa” vần với tiếng “ba quãng đồng”; tiếng “mà trông” vần với “kìa sông”.
+ Nhịp thơ: 4/4.
+ Thanh điệu: tiếng “xa”, “đồng”, “trông”, “Cờ” là thanh bằng; tiếng “Lạng”, “núi”, “lại” là thanh trắc.
Cách 2:
– Bài 1:
Gió đưa / cành trúc (T) / la đà (B)
Tiếng chuông Trấn Võ (T) / canh gà (B) Thọ Xương (B),
Mịt mù / khói tỏa (T)/ ngàn sương (B)
Nhịp chày Yên Thái (T),/ mặt gương (B) Tây Hồ (B).
– Bài 2:
Đường lên / xứ Lạng (T) / bao xa (B)?
Cách một trái núi (T) / với ba (B) quãng đồng (B).
Ai ơi,/ đứng lại (T) mà trông (B):
Kìa núi thành Lạng (T),/ kìa sông (B) Tam Cờ (B).
Cách 3:
– Bài ca dao 1:
- Cách gieo vần: đà – gà, Xương – gương.
- Thanh điệu: tiếng đà, Xương, sương, Hồ là thanh bằng; tiếng trúc, Võ, tỏa, Thái là thanh trắc.
- Nhịp thơ: 2/2/2
– Bài ca dao 2:
- Cách gieo vần: xa – ba, đồng – trông
- Thanh điệu: tiếng xa, đồng, trông, Cờ là thanh bằng; tiếng Lạng, núi, lại là thanh trắc.
- Nhịp thơ: 4/4.