Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Soạn văn 6 - KNTT chi tiết Câu 1 trang 95 Văn 6 tập 1: Bài thơ được viết...

Câu 1 trang 95 Văn 6 tập 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó

Trả lời Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1 – Chuyện cổ nước mình. Gợi ý: Em quan sát và đếm số chữ trong mỗi dòng.

Câu hỏi/Đề bài:

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

Hướng dẫn:

Em quan sát và đếm số chữ trong mỗi dòng

Lời giải:

Cách 1

– Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca.

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

+ Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.

Cách 2:

– Bài thơ được viết theo thể lục bát.

– Dấu hiệu nhận biết:

+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.

+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.

Ví dụ:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …

Hiền – tiên , trì – đi – thì

+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.

Ví dụ:

“Ở hiền / thì lại / gặp hiền

Người ngay thì gặp / người tiên độ trì

Mang theo / chuyện cổ / tôi đi

Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …

+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.

Ví dụ:

hiền

thì

lại

gặp

hiền

T

B

B

T

T

B

Người

ngay

thì

gặp

người

tiên

độ

trì

B

B

B

T

B

B

T

B

Cách 3:

– Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

– Dấu hiệu: Các câu thơ 6 chữ – 8 chữ nối tiếp tạo thành một bài thơ.