Trang chủ Lớp 6 Văn lớp 6 Soạn văn 6 - Cánh diều chi tiết Câu hỏi trang 15 Văn 6 tập 1: Xem lại khái niệm...

Câu hỏi trang 15 Văn 6 tập 1: Xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở phần Kiến thức Văn đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thánh Gióng

Hướng dẫn soạn Câu hỏi trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 1 – Thánh Gióng. Gợi ý: Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn.

Câu hỏi/Đề bài:

Xem lại khái niệm truyện truyền thuyết ở phần Kiến thức ngữ văn đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thánh Gióng.

Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:

– Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?

– Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường kì ảo?

– Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

Hướng dẫn:

Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn, chú ý khái niệm truyền thuyết để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.

Lời giải:

– Thời điểm xảy ra của câu chuyện: vào đời Hùng Vương thứ sáu.

– Truyện kể về chuyện một cậu bé sinh ra một cách kì lạ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tin đất nước lâm nguy thì lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dẹp sạch quân thù.

– Nhân vật nổi bật trong truyện là: Thánh Gióng.

– Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến các sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

+ Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

+ Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.

+ Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

– Những chi tiết có yếu tố kì ảo trong truyện là:

+ Bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai.

+ Mang thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà cậu bé chẳng biết đi đứng, nói cười.

+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

+ Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.

+ Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng…

– Truyện Thánh Gióng muốn ca ngợi công cuộc chống ngoại xâm, truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

→ Truyện Thánh Gióng để lại bài học cho em và thế hệ thanh thiếu niên tương lai về việc giữ gìn, xây dựng, bảo vệ đất nước.